Phân biệt những triệu chứng của các bệnh xương khớp

 

Trong quá trình hoạt động , nhà thuốc Thống Phong Dược gặp rất nhiều thắc mắc về triệu chứng của các bệnh xương khớp, xin tổng hợp ra đây để giúp các bệnh nhân có cái nhìn tổng quát và chính xác.

1_ Triệu chứng đau nhức kèm sưng tấy các vị trí khớp: Đây là triệu chứng chính xác của viêm khớp, hiểu đơn giản là vị trí khớp bị viêm và sưng lên.

Chưa nói đến nguyên nhân của việc viêm sưng ấy thì bản chất của việc viêm nhiễm ấy là phản ứng của hệ miễn dịch cơ thể đối với các tác nhân xâm nhập, chẳng hạn như vi khuẩn, virus, hoặc chất gây dị ứng tại các điểm tổn thương ( vị trí viêm khớp ). Chính các chất hóa học được các tế bào miễn dịch sinh ra khi tới điểm tổn thương  sẽ gây ra các triệu chứng của viêm nhiễm, bao gồm sưng, nóng, đỏ, và đau.

Sưng đau là một trong những triệu chứng phổ biến của viêm nhiễm. Sưng là do sự tích tụ chất lỏng trong mô. Chất lỏng này bao gồm bạch cầu, protein, và các chất lỏng khác. Sưng thường xảy ra ở khu vực bị tổn thương.

Đau là do sự kích thích các dây thần kinh cảm giác. Các chất hóa học gây viêm sẽ kích thích các dây thần kinh cảm giác, dẫn đến đau.

Tóm lại: Có biểu hiện sưng đau ở khớp chính là giai đoạn khi tác nhân xâm nhập bị miễn dịch cơ thể xử lý ở các vị trí khớp !

2_ Đau nhức các vị trí khớp nhưng không sưng: Nếu gặp trường hợp này thì khả năng cơ thể bạn gặp phải 1 trong những trường hợp sau:

  • Chấn thương: Chấn thương khớp có thể gây đau, nhưng không nhất thiết phải gây sưng. Ví dụ, một cú đánh mạnh vào đầu gối có thể gây đau, nhưng không gây sưng.
  • Bệnh lý: Một số bệnh lý có thể gây đau khớp mà không gây sưng, bao gồm:
    • Viêm khớp dạng thấp: Đây là một bệnh tự miễn ảnh hưởng đến các khớp. Viêm khớp dạng thấp có thể gây đau, cứng khớp, nhưng không gây sưng.
    • Gout: Đây là một bệnh gây ra bởi sự tích tụ axit uric trong khớp. Gout có thể gây đau, nhưng không gây sưng trong giai đoạn đầu.
    • Lupus ban đỏ hệ thống: Đây là một bệnh tự miễn ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể, bao gồm cả khớp. Lupus ban đỏ hệ thống có thể gây đau, nhưng không gây sưng.
  • Các bệnh mạn tính: Một số bệnh mạn tính, chẳng hạn như bệnh tiểu đường, có thể gây đau khớp mà không gây sưng.
  • Cơ địa: Một số người có cơ địa dễ bị đau khớp, nhưng không sưng.

Cảm giác đau nhức như đã nói là do các dây thần kinh cảm giác nên nếu bạn bị đau nhức khớp nhưng không sưng đó là do các tế bào miễn dịch không ( hoặc chưa ) di chuyển tới vị trí khớp, do chưa có tác nhân xâm nhập ở các vị trí đó, chưa có các chất hóa học gây viêm

3_Cảm giác tê cứng khớp, không sưng đau: Đây là 1 triệu chứng phức tạp ( nhiều nguyên nhân ), ngoại trừ những nguyên nhân sinh lý như thiếu máu, ngồi đứng 1 tư thế quá lâu,… thì nguyên nhân bệnh lý có khá nhiều khả năng. Bản chất ở đây là những dây thần kinh ở vị trí khớp

Tê cứng khớp là do sự kết hợp của hai yếu tố:

  • Tê: Tê là do sự gián đoạn lưu thông máu đến dây thần kinh. Dây thần kinh cần máu để cung cấp oxy và chất dinh dưỡng. Khi máu không lưu thông tốt, dây thần kinh sẽ bị thiếu oxy và chất dinh dưỡng, dẫn đến tê.
  • Cứng: Cứng là do sự co thắt của các cơ xung quanh khớp. Các cơ này co thắt để bảo vệ khớp khỏi bị tổn thương

Với các nguyên nhân bệnh lý của hiện tượng tê cứng khớp có thể kể đến: Các bệnh viêm xương khớp mãn tính, bệnh gout, bệnh đa xơ cứng, ung thư, tiểu đường, thấp khớp,.. cần có hoạt động khám bệnh cụ thể để kết luận

4_Cảm giác tê chân tay ( không phải vị trí khớp ): Cũng là một triệu chứng với nhiều nguyên nhân phức tạp và bản chất cũng là sự gián đoạn sư lưu thông máu đến dây thần kinh ở các vị trí tê. Các nguyên nhân bệnh lý có thể là : Thoái hóa đốt sống cổ, đốt sống thắt lưng, thần kinh tọa, đau dây thần kinh ngoại biên, thiếu máu, tiểu đường, viêm khớp , ung thư,…

Khi hiểu rõ các triệu chứng, bạn sẽ có “hướng xử lý” hay ” tư duy” trị bệnh đúng cách : nếu sưng đau việc đầu tiên phải dùng thuốc kháng viêm, nếu đau dùng thuốc giảm đau, không phải triệu chứng nào cũng cần phải uống thuốc như những triệu chứng do nguyên nhân sinh lý, chỉ cần thay đổi tư thế, sinh hoạt, vật lý trị liệu… kết hợp với việc khám chuyên khoa bạn sẽ có phương pháp chữa bệnh hiệu quả. 1 ví dụ cụ thể: rất nhiều người đặt câu hỏi: thoái hóa, xương khớp, thoái hóa đốt sống thì nên sử dụng thuốc gì ? Nếu hiểu về bản chất hiện tượng bạn có thể thấy thoái hóa là tình trạng các bộ phận đã hoạt động lâu ngày ,đã ” gần hết hạn sử dụng “..thoái hóa dẫn ảnh hưởng dây thần kinh ở các bộ phận liên quan nên trừ khi viêm nhiễm xuất hiện (khi các tác nhân lạ xâm nhập vào ) mới cần dùng thuốc, mà chỉ là thuốc chống viêm, giảm đau mà thôi. Không có thuốc nào chữa được sự ” thoái hóa” ấy cả !

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *