Tại sao nói Giảm đau gout và viêm khớp “khi chưa dùng thuốc” ? Vì đã lên cơn đau khớp do viêm sưng thì bắt buộc phải có thuốc để kháng viêm, không dùng thuốc sẽ dẫn đến các bộ phận của khớp như màng khớp, sụn, dây thần kinh bị tổn thương gây ra các di chứng về sau. Ở đây nói tới những phương pháp giảm đau kết hợp chứ ko có nghĩa rằng giảm đau mà ” không cần dùng thuốc”. Các phương pháp đó là chườm lên chỗ khớp đau: chườm nóng và chườm lạnh.
Chườm nóng là dùng nhiệt độ cao áp lên vị trí đau, có thể dùng túi chườm, miếng dán nóng, khăn nhúng nước ấm, đèn hồng ngoại ( lưu ý nhiệt độ phù hợp nếu cao quá có thể gây bỏng)
Chườm lạnh ngược lại là dùng nhiệt độ thấp. phổ biến là dùng đá lạnh , có thể dùng khăn bọc bên ngoài, hoặc khăn nhúng nước mát để chườm
Vấn đề là viêm khớp thì khi nào chườm nóng, khi nào chườm lạnh. Rất đơn giản: bị gout thì chườm lạnh còn các loại viêm khớp khác thì chườm nóng. Tại sao lại có sự khác nhau như vậy – đó là do tính chất của cơn đau. Cơn đau gout là dạng cấp tính, đột ngột, sưng nóng đỏ- đối với dạng này chườm lạnh có tác dụng tốt hơn. Chườm lạnh làm giảm nhiệt độ sưng, làm co mạch máu, mạch máu co dẫn đến tóc độ dòng máu chậm lại, giảm tuần hoàn tại chỗ, tức là giảm áp lực lên vị trí đau, đồng thời giảm các phản ứng viêm, đau cấp và phù nề. Tóm lại: chườm lạnh làm giảm đau cấp tính và chống phù nề !
Đối với các dạng viêm khớp khác thì tính chất cơn đau không phải cấp tính, đột ngột mà là dạng mãn tính khi đó chườm nóng có tác dụng tốt hơn. Nhiệt độ cao làm mạch máu dãn ra, lưu lượng máu nhiều hơn ( tăng cường tuần hoàn) làm thư giãn cơ chống cứng khớp và giảm đau mãn tính.
Kết luận: Bạn chỉ cần nhớ câu sau ” CẤP TÍNH= CHƯỜM LẠNH, MÃN TÍNH=CHƯỜM NÓNG”
1 số lưu ý:
- Khi đau khớp mãn tính cũng có thể chườm lạnh ( tác dụng không bằng chườm nóng ). Nhưng khi đau cấp tính tuyệt đối không nên chườm nóng vì nhiệt độ cao khi ấy sẽ kích thích viêm sưng nhiều hơn.
- Ngoài ra chườm nóng cũng ko nên áp dụng cho các trường hợp như: vùng đau có vết thương hở, vùng viêm đã có mủ, giãn tĩnh mạch và bệnh lao.
- Ngoài việc chườm có một phương pháp khác là xoa bóp tuy nhiên Không Bao Giờ Được Xoa Bóp Trực Tiếp Lên Vùng Khớp Viêm Cấp ( như đối với bệnh gout). Nói cho dễ hiểu là khi cơn đau âm ỉ ( không sưng ) bạn có thể xoa bóp, ví dụ như dùng các loại dầu xoa bóp nhưng khí sưng đau cấp tính đừng dại xoa bóp trực tiếp lên chỗ đau. Việc đó có thể dẫn tới những hiệu quả nghiêm trọng: hỏng khớp, tàn phế.
- Đối với việc tập luyện cho khớp cũng như thế, vì bản chất việc tập luyện hay xoa bóp cũng gần giống như chườm nóng ( đều làm tăng nhiệt độ, tăng tuần hoàn máu ) cho nên chỉ chọn những bài tập nhẹ nhàng, đủ để hỗ trợ cải thiện vận động khớp và tăng cường sức mạnh của mô cơ xung quanh. Một số môn thể thao gợi ý là đi bộ, đạp xe, bơi lội, yoga,… Cần tránh những bài tập hay bộ môn thể thao tạo quá nhiều áp lực hay đòi hỏi khớp phải vận động nhiều như chạy bộ, bóng đá, bóng chuyền…chú ý khởi động trước khi tập và tập luyên với cường độ và thời gian phù hợp ( trung bình khoảng 30 phút / 1 lần và 2-3 lần/ 1 tuần )