Cái tên axit uric ( uric acid ) chắc quá quen thuộc với các bệnh nhân Gút ( Gout ). Chỉ cần gõ cụm từ này trên tìm kiếm sẽ thấy vô vàn kết quả trả về , chủ yếu là các tác hại do axit uric đem lại. Bài viết này sẽ tổng hợp và rút gọn lại 1 cách đơn giản nhất có thể.
– Axit uric ( uric acid ) là 1 hợp chất có thành phần từ Ni tơ, Các bon, Oxy, Hydro,… công thức loằng ngoằng. Nó là 1 thành phần trong máu ( vậy nên đi xét nghiệm máu bao giờ cũng có nồng độ axit uric trong kết quả ) chứ không phải bị Gút hay viêm khớp thì mới có axit uric
– Ở người và các loài linh trưởng bậc cao, axit uric là sản phẩm oxy hóa (oxy hóa tức là phân hủy) cuối cùng của quá trình chuyển hóa purin và được bài tiết qua nước tiểu. Purin thì là một chất hóa học có trong hầu hết đồ ăn thức uống, xem chi tiết ở đây: PURINE LÀ GÌ ?
– Là 1 thành phần trong máu nên axit uric có cả lợi ích chứ không chỉ toàn có hại như mọi người vẫn nghĩ: Nó là 1 chất chống Oxy Hóa ( chống phân hủy ) vậy nên có tác dụng chữa lành các mô tổn thương, kích thích bộ não con người hoạt động hiệu quả. Axit uric còn là một chất không thể thiếu trong việc bảo vệ chống lại kí sinh trùng ( giun sán ).
– Vậy axit uric gây ra bệnh tật tai hại khi nào: Khi nó bị dư thừa ! Axit uric ( uric acid ) gây ra , và là nguyên nhân một cơ số bệnh tật như tim mạch, tiểu đường, các bệnh về thận,… và nổi tiếng nhất chắc là bệnh Gút. Nguyên nhân chính theo quan niệm đông y là do bắt nguồn từ thận ( thận lọc máu và đào thải axit uric nên axit uric dư thừa tức là thận yếu thậm chí bị tổn thương > việc lọc máu ko còn hữu hiệu như trước > gây ra các bệnh liên quan đến máu: tim mạch, tiểu đường,…
– Nồng độ axit uric trong máu (phạm vi tham chiếu )thường là 3,4 -7,2 mg / 100 ml (200–430 µmol/lít) đối với nam giới và 2.4–6.1 mg /100 ml (140–360 µmol/l) đối với phụ nữ . Cao trên mức đó gọi là thừa axit uric và dưới mức đó bạn biết là gì không- chính là hạ đường huyết.
– Vì tính chất như vậy nên Axit Uric được coi là tín hiệu hay chỉ số báo động cho nhiều chứng bệnh. Tuy nhiên phải kết hợp với các phương pháp chẩn đoán khác để đưa ra kết luận chính xác. Ví dụ trong Thực tế có người nồng độ axit uric cao hơn nhiều so với mức bình thường nhưng vẫn không bị Gút > cần khám xét cụ thể trước khi dùng thuốc
– Khi Axit Uric dư thừa lắng đọng thành các tinh thể muối urat ( monosodium urate (MSU)) tại các khớp xương được xác nhận là tác nhân gây viêm khớp nặng, cấp tính và mãn tính, bệnh gút. Những tinh thể Urat này có hình dạng sắc nhọn tua tủa như kim châm. Tuy nhiên không phải lúc nào Urat cũng gây viêm ở khớp, để tương tác với màng bề mặt tế bào khớp nó phải trải qua 1 chuỗi phản ứng kích hoạt và giải phóng với các enzym, bạch cầu,các chất gây viêm ( chemokine và cytokine),… nói chung là phức tạp. Từ đó có thể đưa ra kết luận: Không phải cứ Axit Uric dư thừa là bị Gút, thậm chí khi Axit Uric kết tủa tại khớp xương cũng chưa chắc bị Gút hay viêm khớp .
– Để không mắc bệnh do axit uric thì cần phải giữ ở mức độ hợp lý, ko thừa ko thiếu. Bằng 2 cách điều tiết đầu vào và đầu ra. Nếu thiếu thì phải tăng cường đầu vào ( ăn uống các chất có hàm lượng purin cao ) hạn chế đầu ra ( đường tiểu ). Nếu thừa thì ngược lại: hạn chế đầu vào ( hạn chế các chất nhiều purin ) và tăng cường đầu ra ( bổ thận, lợi tiểu ).
Đó là tất cả những thứ cần biết về axit uric, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn !