Tổng quan:
Dường như ai cũng rõ: rượu , bia, các chất có cồn là 1 tác nhân tai hại cho người bệnh Gút ( Gout ). Cơ chế gây hại của các chất cồn đó là: 1- chứa purine ( hợp chất chính gây ra Gút ) 2 – giảm bài tiết axit uric. Vấn đề là, trong cuộc sống hiện tại chúng ta không tránh khỏi việc sử dụng bia rượu, chất có cồn. Có thể vì công việc,lễ tết, hoặc đơn giản vì ta thích uống. Vậy uống bao nhiêu rượu bia là nhiều để có thể dẫn tới bệnh Gút, hoặc bao nhiêu thì khiến kích hoạt cơn đau khi bạn đã mắc bệnh ?
Hãy cùng xem xét kỹ hơn về mối liên hệ giữa rượu bia và bệnh gút.
Rượu, bia có gây ra bệnh gút ?
Các chất có cồn là nguồn chứa purine , như đã nói ở bài viết này: Purine là gì ? : Purine được chia làm 2 loại: purine nội sinh ( là kết quả của quá trình chuyển biến acid nucleotid trong cơ thể) và purine ngoại sinh ( trong đồ ăn thức uống ngoài cơ thể đưa vào ). Bia rượu tai hại thay vừa làm tăng quá trình chuyển hóa nucleotide: tăng purine nội sinh, vừa đưa purine ngoại sinh vào cơ thể. Bonus thêm nữa là chất cồn làm ảnh hưởng đến tốc độ tiết axit uric. Tóm lại là vừa làm tăng đầu vào và làm giảm đầu ra của tác nhân gây bệnh .
Tuy nhiên , mức độ bia rượu tiêu thụ rượu bia thế nào để gây ra gút lại là con số không chính xác mà tùy ở mỗi người và nhiều nguyên nhân khác, vì bạn cứ nhìn thực tế có người uống nhiều bia rượu vẫn không bị gút. Khi nói đến hàm lượng purine, không phải tất cả các chất cồn đều như nhau. Rượu mạnh ( 40 độ trở lên ) có hàm lượng purine thấp nhất. Bia thường có hàm lượng purine cao nhất. Điều đó giải thích nhiều người bị lên cơn đau gút ngay sau khi uống bia hơn là sau khi uống rượu.
Nghiên cứu trong quá khứ cho thấy cả bia và rượu đều làm tăng đáng kể nồng độ axit uric trong máu, trong đó bia thì nhiều hơn. Uống bia dường như có liên quan đến tăng nguy cơ tăng axit uric máu ở nam giới. Điều này đặc biệt đúng đối với những người đàn ông có lượng tiêu thụ đồ uống có cồn cao. Người ta vẫn nói bia tốt cho sức khỏe, tuy nhiên chắc chắn không tốt cho người mắc bệnh gút !
Trong các tài liệu khác về rượu và bệnh gút, một số nghiên cứu đã khám phá mối liên hệ giữa tiêu thụ đồ uống có cồn và sự phát triển của bệnh gút. Trong một phân tích, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng uống nhiều đồ uống có cồn dẫn đến nguy cơ mắc bệnh gút cao gấp đôi.
Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là mối quan hệ này dường như chỉ có ở những người uống nhiều hơn “một lượng rượu bia nhất định”.
Rượu, bia có kích hoạt cơn gút cấp (khi bạn đã mắc bệnh ) ?
Theo 1 nghiên cứu gần đây. Người ta điều tra báo cáo của hơn 500 người mắc bệnh gút tham gia. Trong đó 14,18 % số người nói rằng sử dụng đồ uống có cồn đã kích hoạt cho cơn bệnh gút cấp tính. Con số đó cao hơn gần 10% so với một số tác nhân được báo cáo khác, chẳng hạn như ăn thịt đỏ.
Một nghiên cứu quan sát gần đây khác đã xem xét sâu hơn về các đặc điểm của cả bệnh khởi phát sớm (trước 40 tuổi) và khởi phát muộn (sau 40 tuổi) ở hơn 700 người. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng sử dụng đồ uống có cồn có nhiều khả năng là một tác nhân trong nhóm khởi phát sớm so với nhóm khởi phát muộn. Tức là người trẻ ( dưới 40 tuổi ) thì uống bia rượu là nguyên nhân gây ra gút nhiều hơn so với người hơn 40 tuổi. Trong nhóm khởi phát sớm, hơn 65% những người tham gia báo cáo đã uống rượu, đặc biệt là bia, trước khi mắc bệnh. Với bia là thức uống phổ biến cho đám đông trẻ tuổi, điều này có thể giải thích mối liên hệ giữa sử dụng đồ uống có cồn và bệnh gút ở người trẻ tuổi.
Liệu thay đổi thói quen uống bia rượu có giúp bạn tránh được bệnh Gout ?
Khi bạn bị bệnh gút, điều quan trọng là phải giữ mức axit uric của bạn càng thấp càng tốt để tránh bùng phát. Vì rượu làm tăng nồng độ axit uric, nhiều bác sĩ sẽ khuyên bạn chỉ nên uống điều độ hoặc cắt giảm đáng kể.
Nếu bạn thích uống rượu, thực hiện những thay đổi đơn giản cho thói quen uống rượu của bạn có thể giúp tránh những cơn đau gút cấp trong tương lai. Ngay cả khi bạn không bị gút, việc tránh uống nhiều rượu thậm chí có thể giúp ngăn ngừa việc mắc bệnh.
Lượng bia rượu ” điều độ ” chấp nhận được là bao nhiêu ?
Ở trên có nói tới “một lượng rượu bia nhất định”. Lượng đồ uống có cồn có thể coi là ” điều độ ” ở người trưởng thành là:
tối đa một ly mỗi ngày cho phụ nữ ở mọi lứa tuổi
tối đa hai ly mỗi ngày cho nam giới từ 65 tuổi trở xuống
tối đa một ly mỗi ngày cho nam giới trên 65 tuổi
1 ly ở đây tương đương với:
– 350 ml Bia với độ cồn 5%
– 235 ml rượu mạnh nha ( 1 loại bia lên men từ mạch nha) với độ cồn 7%
– 145ml rượu vang với độ cồn 12%
– 45ml rượu mạnh với độ cồn từ 40%
Cho dù bạn đang thưởng thức một ly rượu vang sau bữa tối hoặc đi uống với bạn bè, uống đúng lượng vừa phải có thể giúp giảm nguy cơ bị cơn gút cấp. ( Cái này hơi khó với dân nhậu vì chỉ uống 1,2 ly là điều bất khả thi, tuy nhiên vì sức khỏe bản thân bạn phải chấp nhận thôi )
Lưu ý thêm là mức độ trên là mức phù hợp với hầu hết mọi người, vì cơ địa mỗi người khác nhau có người có thể tiêu thụ nhiều hơn, hoặc thậm chí có người tuyệt đối ko được dùng đồ uống có cồn . Dù thế nào đi chăng nữa nên ghi nhớ: bia rượu không tốt cho bệnh Gút, nếu bạn đã mắc bệnh , nếu vì điều kiện bắt buộc vẫn phải sử dụng thì nên uống 1 lượng vừa đủ, đều đặn để cơ thể có sức đề kháng tự nhiên. Còn nếu bạn chưa mắc bệnh Gút cũng nên uống bia rượu 1 cách có kiểm soát để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh Gút cũng như nhiều loại bệnh khác. Mắc bệnh Gút là điều không dễ chịu chút nào, bạn cứ tin như vậy đi !