Bệnh Thấp khớp và Thấp tim ?

Trước hết xin kể 1 câu chuyện của chính bản thân người viết:
Năm 7 tuổi ( học lớp 2 ), sau 1 đợt viêm họng kéo dài, tôi được mẹ đưa đi khám tại 1 bác sĩ giỏi ở Bệnh viện 1 Nam Định . Bác sĩ nghe thấy có “tiếng thổi tâm thu”  trong tim của tôi và sau đó kết luận tôi bị mắc bệnh thấp tim ! Tôi còn nhớ rõ mẹ tôi đã khóc như thế nào khi nghe phán quyết của bác sĩ và sau đó mỗi lần ôm tôi vào lòng trước khi đi ngủ. Kể từ đó tôi không được phép chạy nhảy, giờ ra chơi phải ngồi 1 chỗ nhìn các bạn vui đùa. Tôi cũng phải điều trị 1 đợt đặc biệt , bác sĩ điều trị là 1 người bạn học cấp 3 của bố tôi trước đây. Hình thức điều trị là tiêm kháng sinh hay 1 thứ thuốc gì đó 10 ngày liên tiếp. Ngày đầu tiêm bắp tay, 9 ngày sau tiêm vào ven. Chi phí là một chuyện nhưng nhìn cảnh 1 đứa trẻ bé nhỏ nhăn nhó khi kim tiêm đâm vào ven hàng ngày khiến bố mẹ tôi quyết định đưa tôi lên khám 1 giáo sư đầu ngành ở viện Bạch Mai Hà Nội với hy vọng còn nước còn tát. Tôi cũng vẫn còn nhớ chuyến xe khách mà 2 bố con tôi đi lên Hà Nội mà bố bị rạch túi mất mấy trăm nghìn- 1 số tiền không nhỏ thời kì đó. May mắn làm sao, vị giáo sư kia nói tôi không mắc bệnh thấp tim, những nhịp tim không bình thường ( tiếng thổi tâm thu ) kia chỉ là biểu hiện của 1 cơ thể đang phát triển, của 1 cơ địa hơi khác 1 chút. Và tới bây giờ khi đã hơn 40 tuổi cơ thể tôi vẫn khỏe mạnh bình thường.
Vì biến cố trên mà tôi biết tới căn bệnh thấp tim, nhưng như nhiều người vẫn hiểu nhầm tôi cũng tưởng căn bệnh này là do ” thấp khớp chạy vào tim” hay ” Khớp đớp Tim” như người ta thường nói.
Sự thực hoàn toàn không phải như vậy !

thuocgut.com

2 căn bệnh “Thấp Khớp” và “Thấp Tim” không hề liên quan đến nhau. Do các triệu chứng gần tương tự nhau, lại cùng 1 chứ ” Thấp ” nên chúng ta dễ nhầm lẫn dẫn đến khái niệm thấp khớp gây ra thấp tim. Trong tiếng Anh, thấp khớp gọi là rheumatoid arthritis trong khi thấp tim là rheumatic heart disease.
– Thấp khớp là một tình trạng tự miễn dịch, có nghĩa là hệ thống miễn dịch của một người bị rối loạn và tấn công các tế bào của chính họ. Điều này dẫn đến tình trạng viêm lan rộng ở khớp, gây ra tình trạng cứng khớp, sưng và đau khớp quen thuộc. Vì hệ thống miễn dịch tấn công nhiều tế bào cho nên hầu hết việc sưng đau khớp xảy ra đối xứng ( ví dụ bạn bị đau khớp tay trái thì bên phải cũng bị đau )không như các dạng viêm khớp cục bộ khác. Khi đó hiện tượng sốt nhẹ cũng có thể xuất hiện như một phần trong phản ứng tự nhiên của hệ thống miễn dịch để chống lại nhiễm trùng.
Nguyên nhân chính xác của sốt thấp khớp vẫn chưa rõ ràng, nhưng nhiều người cho rằng đó là kết quả của viêm mãn tính. Nghiên cứu cho thấy sốt nhẹ kéo dài, là triệu chứng phổ biến của bệnh Thấp Khớp
– Một bệnh khác là Sốt Thấp (Rheumatic fever), đây là một bệnh viêm nặng phát triển từ các biến chứng của viêm họng liên cầu khuẩn. Sốt Thấp chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ em trong độ tuổi từ 5 đến 15. Điều này không phổ biến ở những người trên 21 tuổi.
Giống như Thấp Khớp, Sốt Thấp ảnh hưởng đến khớp. Nhưng không giống như Thấp Khớp, Sốt Thấp chỉ là tạm thời, thường chỉ kéo dài một vài tuần. Các trường hợp nghiêm trọng của Sốt Thấp   có thể dẫn đến tổn thương tim lâu dài, được gọi là bệnh Thấp Tim !

Như vậy bệnh Thấp Tim là biến chứng nguy hiểm của bệnh Sốt Thấp mà nguồn gốc là từ bệnh viêm họng liên cầu khuẩn chứ không liên quan gì đến bệnh Thấp Khớp !

Tổng hợp lại so sánh giữa 2 căn bệnh trên

Bệnh Thấp
Khớp
Bệnh Thấp Tim
Nguyên nhân
Chưa rõ nguyên nhân, có thể do di truyền
hoặc nhiễm trùng cấu trúc xương
Biến chứng từ bệnh viêm họng liên cầu
khuẩn
Đối tượng mắc bệnh
Thường gặp
ở phụ nữ, độ tuổi từ 40- 60 tuổi
Thường gặp
ở trẻ em từ 5- 15 tuổi
Triệu chứng
Cứng khớp ( thường khi ngủ dậy),
sưng( viêm) đau khớp ( hầu hết đối xứng). Sốt
nhẹ kéo dài
Viêm họng, sốt cao, phát ban, buồn
nôn và ói mửa , khó nuốt, sưng đau khớp, đau ngực, nhịp
tim không đều
Điều trị
Không có biện pháp điều trị dứt
điểm, phương pháp chủ yếu là kháng viêm , giảm đau
Dùng kháng sinh để tiêu diệt viêm cầu
khuẩn, làm giảm các triệu chứng, kiểm soát viêm.
 Một khi bệnh cấp tính đã hết,
bệnh nhân cần dùng penicillin, hoặc một loại
kháng sinh tương đương, trong nhiều năm để ngăn ngừa tái
phát

KẾT LUẬN:Qua những thông tin đưa ra ở trên hy vọng các bạn có được kiến thức cụ thể về 2 căn bệnh Thấp Khớp và Thấp Tim. Đặc biệt với căn bệnh Thấp Tim vì xảy ra ở trẻ nhỏ là chủ yếu nên việc khám và kết luận bệnh cần phải chính xác, như trường hợp của tác giả bài viết này, nếu tiếp tục điều trị theo hướng không đúng bệnh sẽ là 1 điều đáng tiếc và ảnh hưởng tới cả quãng đời còn lại.
Xem thêm: Bệnh Viêm Khớp hiểu 1 cách đơn giản nhất
thuocgut.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *