Câu hỏi này qúa quen thuộc, thường gặp ở những người mới mắc bệnh Gout hay đang tìm hiểu về căn bệnh này ( những người bị bệnh Gout lâu ngày: xin nói luôn những thực phẩm nào gây ra cơn đau gút cấp họ biết ngay, chỉ 1 lần thử là biết cả đời luôn !)
Câu trả lời cho câu hỏi trên “Bệnh Gút(gout) kiêng ăn gì ?” – nếu bạn đọc bài viết này sẽ thấy có phần hơi khác so với hầu hết các câu trả lời trên mạng. Nội dung trả lời như sau:
Đầu tiên ta phải biết cái gì trong thức ăn là nguyên nhân gây ra bệnh Gút. Chắc các bạn cũng đã tìm hiểu, đó là 1 hợp chất gọi bằng Purine ( Purine chuyển hóa thành Axit Uric, Axit Uric dư thừa kết tủa thành tinh thể Urat tại các khớp xương> gây ra Gout) ! Vậy người mắc bệnh gút chỉ cần tránh những thức ăn chứa purine ? Liệu vậy sẽ ổn ?
Đọc thêm: Purine là gì ?
Khổ một nỗi, Hầu hết mọi đồ ăn, đồ uống có cồn đều có chứa chất purine,có điều chúng có chứa hàm lượng ít hay nhiều mà thôi !
Thế nên về cơ bản chúng ta không thể ngừng hấp thụ Purine , cũng như không thể chữa khỏi được bệnh Gút – trừ khi ta không ăn uống gì nữa mà thôi. Cách ăn uống để hạn chế ở đây là tránh những nhóm thực phẩm có hàm lượng purine cao. Dựa trên hàm lượng purin có trong thực phẩm, có thể chia thành 3 nhóm sau:
Nhóm thực phẩm với hàm lượng purin cao (> 150mg purin/100g thực phẩm): Đó là động vật nuôi ngoài tự nhiên như: dê, chó, chim, nem chua, nội tạng động vật, hải sản…)
Nhóm thực phẩm với hàm lượng purin trung bình (50 – 150mg purin/100g thực phẩm) như: thịt gia cầm, măng, nấm, bột mì, đậu phộng…
Nhóm thực phẩm với hàm lượng purin thấp (>50mg purin/100g thực phẩm) như: các loại rau, sữa đậu nành, dầu ăn…
Bên cạnh thực phẩm thì đồ uống có cồn như bia rượu- như nhiều người biết là 1 tác nhân tai hại dẫn tới bệnh gút, vì ngoài việc đồ uống chất cồn là nguồn chứa purine, nó còn ảnh hưởng đến việc đào thải axit uric. Nói về rượu bia lại là 1 câu chuyện thú vị khác vì nhiều người trong chúng ta nhất là nam giới khá hâm mộ bộ môn này, bạn có thể xem thêm : Bia Rượu và bệnh Gút
An toàn nhất thì ta kiêng không ăn những thực phẩm thuộc nhóm 1 và nhóm 2 và kiêng bia rượu. Nhưng ở đây có 1 vấn đề phát sinh: cơ thể con người là 1 bộ máy phức tạp và hoạt động trên cơ chế gần giống với việc hình thành thói quen. Nếu bạn kiêng ăn 1 số loại thực phẩm nhất định, cơ thể sẽ dần quen với việc không thích hợp với loại thực phẩm đó nữa. Nói 1 cách khác tuy không thực sự chuẩn xác lắm là khi đó cơ thể sẽ dị ứng hay đề kháng kém đi đối với những loại thực phẩm kiêng cữ kia. Trong trường hợp cụ thể đối với bệnh Gút thì sẽ có 1 “ngưỡng” nhất định đối với mỗi người trong việc purine hấp thụ và chuyển hóa gây ra bệnh Gút. Nếu kiêng khem quá mức thì cái ” ngưỡng” kia sẽ giảm dần – đồng nghĩa với việc nếu chẳng may bạn ăn uống nhiều hơn mức kiêng khem hàng ngày (ví dụ như đột ngột có buổi liên hoan, giỗ chạp , cưới xin phải ăn uống nhiều hơn bình thường )thì nguy cơ tái phát bệnh Gút càng cao hơn.
Thế nên cách ăn uống kiêng khem đúng cách đối với người bệnh Gút đó là : Kiêng các nhóm thức ăn thuộc nhóm có hàm lượng purine cao và trung bình ở mức độ vừa phải: có thể ăn uống những thực phẩm đó với khối lượng ít, vừa phải và quan trọng là ĐỀU ĐẶN. Để làm gì ? – Là để rèn luyện cơ thể quen dần và nâng ngưỡng đề kháng trước căn bệnh mãn tính này. Khối lượng ăn uống bao nhiêu là hợp lý thì hãy bắt đầu từ khối lượng nhỏ, sau đó tùy cơ địa mà có thể dần dần tăng lên (như 1 hình thức tập luyện) để khám phá giới hạn của cơ thể mình. Bạn chính là người hiểu rõ cơ thể của mình nhất, hãy làm quen với chế độ ăn uống như vậy, kết hợp với các phương thuốc điều trị để có thể kiểm soát được bệnh Gout !
Great content! Super high-quality! Keep it up! 🙂