Tất cả các loại thảo dược hỗ trợ chữa bệnh, nhất là với bệnh gút (gout )- nên coi là 1 biện pháp hỗ trợ phòng ngừa chứ không phải phương pháp điều trị chính !
Tìm cách chữa bệnh nguồn gốc tự nhiên an toàn là mối quan tâm của rất nhiều người. Tất cả các loại bệnh nói chung và bệnh gút, viêm khớp nói riêng. Không chỉ các bệnh nhân phương Đông quan tâm tới các bài thuốc dân gian cổ truyền, cây cỏ thảo dược tự nhiên mà cả các nước phương Tây cũng thế . Nhưng ở các nước phương Tây cách tiếp cận với thảo dược chữa bệnh của họ khác với chúng ta đôi chút. Khi tìm hiểu về 1 loại cây cỏ có tác dụng với 1 loại bệnh nào đó họ sẽ có những báo cáo khoa học về tính chất lý hóa , tác dụng của các thành phần trên cơ cấu hình thành và phát triển của căn bệnh thông qua các thí nghiệm cụ thể. Khi tìm hiểu ngta cũng tìm những dẫn chứng khoa học để đảm bảo như vậy trước khi quyết định sử dụng.Ở Việt Nam ta hiện trạng sử dụng thuốc đông dược, thuốc nam dạng thảo mộc lại khác. Thông tin đến với người bệnh thường từ nguồn quảng cáo thương mại. Việc tìm hiểu của chúng ta cũng không kĩ càng lắm. Hoặc quan niệm rằng thảo dược cây cỏ thì lành tính, uống vào nếu ko tác dụng cũng ko sao…
Nói riêng về bệnh Gút, khi bạn tìm kiếm trên mạng chắc chắn sẽ gặp nhiều những thông tin về các loại cây lá thông dụng như tía tô, lá vối, thì là,…có khả năng ” chữa khỏi bệnh gút ” nghe rất hấp dẫn, vì đơn giản, vì rẻ tiền và toàn những thứ an toàn nữa. Đơn giản đến mức không ai đặt câu hỏi rằng cơ chế chữa bệnh của những loại cây cỏ đó như thế nào và liệu công dụng của nó có đúng hiệu quả như quảng cáo không ? Thiết nghĩ nếu quan tâm tới vấn đề sức khỏe bản thân hay của người nhà thì bạn nên đặt ra câu hỏi như vậy. Rất may bệnh Gút không phân biệt phương Đông hay phương Tây , thế nên các nhà khoa học phương Tây đã nghiên cứu và đưa ra câu trả lời cho cơ chế chữa bệnh cho các loại thảo dược được mệnh danh là ” chữa bệnh gút”.
Đầu tiên ta cần phải hiểu được cơ chế phát triển bệnh Gút ( tham khảo ở đây:
Bệnh Gút có chữa khỏi được không ?). Tóm gọn lại là: purine trong đồ ăn thức uống vào cơ thể > Purine trong cơ thể bị chuyển hóa thành axituric trong máu > hàm lượng axituric nhiều quá , thận không lọc kịp ( hoặc thận yếu ko lọc đủ) thì axituric dư thừa sẽ kết tủa tại các khớp xương > các kết tủa này ( URAT ) có hình dáng nhọn sắc tua tủa đâm vào sụn khớp gây sưng đau ( viêm ). Đó là bệnh Gút !
Để chữa Gút thì ta phải can thiệp vào các giai đoạn trong quá trình trên:
1- hạn chế sự chuyển hóa từ purine sang axit uric,
2- thúc đẩy việc lọc máu để đào thải axit uric kịp thời,
3- đánh tan Urat kết tủa ,
4- kháng viêm, giảm đau khi đã bị sưng, viêm khớp.
Theo báo cáo nghiên cứu khoa học thì có 1 số chất hóa học có tác dụng 1- hạn chế chuyển hóa từ purine sang axit uric. Cụ thể việc chuyển hóa đó cần 1 loại enzym ( chất xúc tác ) thì các chất hóa học kia có tác dụng ức chế anh xúc tác đó làm quá trình chuyển hóa chậm lại. Những chất hóa học này có thể kể ra là: flavonoid, alkaloids …. Một số chất hóa học khác như xanthophyll … thì có khả năng kháng viêm. Đại khái toàn tên khoa học, chắc chúng ta sẽ không nhớ được. Những chất đó có ở trong nhiều loại cây cỏ như lá tía tô, cây vối,.. ( rất nhiều nên nói đúng ra không chỉ mấy loại như lá tía tô mới có công dụng với bệnh Gút ) > thế nên sử dụng những loại thảo mộc này sẽ có tác dụng Phòng Ngừa bệnh Gút ( vì làm chậm quá trình hình thành axituric ).
Ta thường gặp Flavonoid trong hơn nửa các loại rau quả dùng hàng ngày hoặc nhóm các thực vật có nhiều tinh dầu.
Thế nhưng Lưu Ý: hàm lượng các chất hóa học có ích kia trong các loại cây cỏ là khá ít ( tính trên 1 đơn vị diện tích chẳng hạn ) vì ngoài ra còn rất nhiều chất khác. Nếu chiết xuất được riêng những chất hóa học đó ra để sử dụng thì mới chuẩn ( việc chiết xuất này là bản chất của thuốc Tây: tinh chế hay tổng hợp các chất hóa học có tác dụng chữa bệnh thành thuốc ) , bằng không bạn sẽ phải dùng 1 khối lượng rất lớn hoặc thời gian rất lâu để thảo dược phát huy tác dụng ngăn ngừa gút, trong khi cơ thể con người chỉ có thể hấp thụ 1 lượng vật chất nhất định cho nên việc uống khối lượng nhiều lên cũng không có ích.
Chính vì thế phải khẳng định lại với các bạn rằng các loại thảo dược “chữa gút” về bản chất là can thiệp vào 1 giai đoạn đầu trong quá trình phát triển bệnh gút. Có nhiều loại thảo dược có tính chất này ( vì chất hóa học có tác dụng nói trên có trong nhiều loại thực vật ). Người bệnh Gút có thể dùng chúng như một biện pháp hỗ trợ thêm nhưng Tuyệt Đối không nên dùng Duy Nhất các loại cây cỏ đó để trị gút, nhất là khi bệnh đã trải qua tất cả các giai đoạn hình thành. Cần phải có thuốc đặc trị kịp thời, tránh để tình trạng bệnh kéo dài sẽ ảnh hưởng tới các cơ quan khác và sức khỏe tổng thể.