Điểm mặt thủ phạm chính gây ra bệnh Gút ( Gout ): Purine
Đây là bài viết mà chúng tôi từ nhà thuốc Đông Y Gia Truyền Thống Phong Dược đã đưa lên wikipedia Việt Nam ở đây: https://vi.wikipedia.org/wiki/Purine. Nội dung được tham khảo từ các tài liệu nước ngoài: “The Chemodiversity of Purine as a Constituent of Natural Products”của Rosemeyer, Helmut, “Gout: List of Foods High and Low in Purine Content” từ Dietaryfiberfood.com, “Photochemical Reactions and the Chemical Evolution of Purines and Nicotinamide Derivatives” từ J. P.; Kuder, J. E.; Catalano, O. W….
Nội dung được đơn giản hóa nhất có thể bỏ qua các công thức hóa học, các minh họa phức tạp :
Purine là một hợp chất hữu cơ dị vòng chứa nitơ xuất hiện rộng rãi nhất trong tự nhiên. Nó bao gồm một vòng pyrimidine hợp nhất với một vòng imidazole. Purine hòa tan trong nước. Purine được tìm thấy ngay trong thực phẩm và đồ uống chúng ta ăn hàng ngày như: thịt đỏ, hải sản, đồ uống có cồn (bia). Purine có trong hạt nhân của tế bào động, thực vật. Purine là tên chỉ một loại phân tử gốm có các nguyên tử cacbon và nitơ. Các phân tử này tìm thấy trong RNA và DNA của tế bào.
Cấu tạo của Purine
Purin chính là khối xây dựng nên tất cả các sinh vật sống. Trong cơ thể mỗi người, purin được chia làm hai loại:
Purin nội sinh: Được sản xuất trong quá trình chuyển biến của chất acid nucleotid trong cơ thể.
Purin ngoại sinh: Chúng sẽ xâm nhập vào trong cơ thể qua thực phẩm hay đồ uống mà chúng ta sử dụng hàng ngày. Hầu hết mọi đồ ăn, đồ uống có cồn đều có chứa chất purin, có điều chúng có chứa hàm lượng ít hay nhiều. Dựa trên hàm lượng purin có trong thực phẩm, có thể chia thành 3 nhóm sau:
- Nhóm thực phẩm với hàm lượng purin cao (> 150 mg purin/100g thực phẩm): Đó là động vật nuôi ngoài tự nhiên như: dê, chó, chim, nem chua, nội tạng động vật, hải sản…)
- Nhóm thực phẩm với hàm lượng purin trung bình (50 – 150 mg purin/100g thực phẩm) như: thịt gia cầm, măng, nấm, bột mì, đậu phộng…
- Nhóm thực phẩm với hàm lượng purin thấp (>50 mg purin/100g thực phẩm) như: các loại rau, sữa đậu nành, dầu ăn…
Chức năng của Purine
Purine trong cơ thể sẽ bị chuyển hóa, chúng sẽ tự sản sinh 1 chất gọi là axit uric. Axit Uric có chức năng kích thích bộ não của con người hoạt động một cách có hiệu quả. Axit Uric cũng là một chất chống oxi hóa trong cơ thể. Tuy nhiên Axit uric cũng là nguyên nhân của bệnh gút (gout): khi axit uric trong máu dư thừa kết tủa thành tinh thể urat tại vị trí các khớp xương gây viêm khớp.