Thuốc Gout (thuốc gút)Thống Phong Dược-Bài thuốc của chữ Duyên

” Hợp thày hợp thuốc ” là yếu tố chính để tìm ra loại thuốc Gout phù hợp với cơ địa, giúp hỗ trợ điều trị bệnh gout ( bệnh gút) an toàn , hiệu quả

Chào anh ( chị ) , nếu anh chị đang đọc những dòng này chắc hẳn anh chị đã và đang quan tâm tới bệnh gout hoặc thuốc hỗ trợ chữa trị bệnh Gout. Với kinh nghiệm nhiều năm ( 9 năm hành nghề và hơn 60 năm tuổi đời của bài thuốc Thống Phong Dược ) nhà thuốc chúng tôi tự tin có thể giải đáp hầu hết mọi thắc mắc về bệnh Gout , viêm đa khớp của quý anh ( chị )

Dưới đây là tất cả câu hỏi và trả lời phổ biến nhất tùy thuộc vào tình trạng của anh (chị):
Nếu anh chị cần tìm hiểu về bài thuốc gout Thống phong dược Nếu anh chị là người mắc bệnh Gout lâu năm Nếu anh chị là người mới mắc hoặc đang nghi ngờ mình mắc bệnh Gout Nếu anh chị cần tìm hiểu thông tin cho người thân

Tôi đã tìm thấy và dùng chính bài thuốc này chữa bệnh gout cho bố đẻ mình như thế nào:

Năm 2011, ba đẻ của tôi bỗng dưng bị bệnh Gút. Đó là 1 sự bất ngờ đến phi lý vì ông là người ăn uống rất khó khăn, rất ít và có khi chả bao giờ động đến những thực phẩm nhiều đạm. Ông cũng không uống được bia rượu nữa. Sau khi đi khám và hỏi rõ tình trạng sức khỏe từ trước tời giờ, bác sĩ kết luận nguyên nhân là do ba tôi đã dùng nhiều thuốc aspririn và nhiều loại kháng sinh sau khi ông gặp 1 tai nạn giao thông khủng khiếp năm 1986 (tai nạn trên đường 5 đã lấy mất của ba tôi 1 bên lá lách và giám định thương tật là 75% sức khỏe). Thì ra bệnh Gút có nhiều nguyên nhân và không còn là “Căn bệnh của người giàu” như chúng ta vẫn thường nghe.
Cũng trong thời gian giữa năm 2010 tôi có chơi với 1 nhóm bạn, trong đó 1 người cũng có ba bị bệnh Gút rất nặng. Ba của anh ta tên là Căn, nhà ở khu Đền Lừ – Hoàng Mai, ông bị Gút đã gần 5 năm,đã từng đi mổ chân để loại bỏ tophi (cục sưng ở chân), tuy nhiên bệnh vẫn tiếp tục tái phát và ông vẫn tiếp tục chịu đau đớn thường xuyên. Khi đó 1 người bạn khác trong nhóm (tôi gọi bằng anh vì người đó sinh năm 70, hơn tôi nhiều tuổi ) giới thiệu bố anh ta là thầy thuốc Đông Y sống trong Sài Gòn có bài thuốc hỗ trợ điều trị căn bệnh này. Khi đó tôi cũng không để ý lắm, chỉ biết rằng sau đó bố anh bạn kia đã sử dụng bài thuốc đó và có kết quả rất tốt – anh ta khoe với tôi như vậy.
Trở lại trường hợp của ba đẻ tôi, lúc đó tôi mới chợt nhớ lại việc trước và liên lạc ngay với anh bạn kia để hỏi về bài thuốc. Dù ba tôi mới bị Gút, không phải nặng lắm nhưng tôi luôn quan niệm nên dùng thuốc Đông Y cho lành, ít gây tác dụng phụ như thuốc Tây. Và rất may ngay từ những gói thuốc đầu tiên ba tôi đã hợp với loại thuốc này. Để cảm ơn, cuối năm 2011 nhân dịp vào Sài Gòn công tác tôi có ghé qua nhà vị Thầy thuốc Đông Y kia và tìm hiểu câu chuyện về bài thuốc đó.

Người Thầy thuốc – ba của anh bạn tôi là thầy Hưng, còn gọi là thầy Tư Hưng sống tại đường Xóm Chiếu, quận 4, Sài Gòn, nhưng ông là người gốc Hà Nội. Ba mẹ của ông là những người đầu tiên tham gia vào binh đoàn Tây Tiến năm 1947, là những thầy thuốc đông y có tiếng từ thế hệ trước với tổ tiên là Ngự Y trong triều. Theo như lời Thầy Tư Hưng thì mẹ ông gần như là bác sĩ riêng cho Bác Hồ khi đó. Nhà ông trước ở Hà Nôi chính là phòng mạch Minh Đường trên Bạch Mai. Tuy nhiên sau kháng chiến chống Pháp, mẹ của thầy không tiếp tục theo con đường binh nghiệp mà về mở 1 ngôi chùa bên Gia Lâm và tu ở đó cho đến lúc mất. Sinh thời cụ bà đã truyền cho 9 người con các bài thuốc của mình, mỗi người có sở trường về các bệnh khác nhau. Thầy Hưng là con thứ 3 và chuyên về các bệnh xương khớp,..9 anh em trong nhà hành nghề Y học Gia truyền đã lâu năm (tính đến thời điểm này thầy Hưng đã 83 tuổi) và cứu chữa cho nhiều bệnh nhân, có những người nổi tiếng như nhà sử học Dương Trung Quốc là bệnh nhân của thầy Hồ – người con thứ 6(nay đã mất) hay ông Nguyễn Hữu Khai – chủ tịch tập đoàn Đông nam dược Bảo Long chính là bệnh nhân của thầy Hưng,..

Từ khi ba tôi bị bệnh và gặp thầy Hưng, tôi quan tâm đến căn bệnh này nhiều hơn và có giới thiệu cho nhiều người dùng thuốc, kết quả đều hết sức khả quan. Tôi cũng có ý muốn xin học bài thuốc này từ thầy nhưng không dám hỏi vì bài thuốc này chỉ truyền cho người trong nhà. Năm 2012, thầy ra Hà Nội có việc trong vòng 6 tháng, thời gian đó tôi có dịp tiếp xúc với thầy và công việc làm thuốc của thầy liên tục. Vốn có quan hệ rất tốt như anh em trong nhà với người anh con của Thầy nên tôi cũng được thầy Hưng quan tâm và giảng giải cho nhiều vấn đề về Đông Y. Sau 1 khoảng thời gian khá lâu tôi mới dám ngỏ lời hỏi xin học bài thuốc này, tuy nhiên cũng như trước vì lý do không phải người trong nhà nên tôi không được sự đồng ý. Nhưng trước khi vào Nam thầy có gọi tôi đến và tâm sự. Thầy nói nhà có 5 người con trai nhưng không ai chịu theo nghề y cả, chỉ có 1 người sống cùng trong Sài Gòn nhưng cũng chỉ phụ thầy làm thuốc chứ không có ý định theo nghề này lâu dài. Vì vậy thấy tôi quan tâm nhiều thầy muốn truyền lại bài thuốc nhưng phải có 2 điều kiện: 1 là phải tới thắp hương tại  bàn thờ tổ tiên bên nhà Thầy và nhận thầy làm cha nuôi. 2 là phải theo vào trong Nam để học nghề bên cạnh thầy 1 thời gian, coi như thử thách vì như thầy nói nghề thuốc này ai có duyên mới theo được chứ không phải chỉ 1 bài thuốc mà đem ra áp dụng cũng chưa chắc cứu được người. Khi đó tôi khá phân vân vì như vậy sẽ phải bỏ dở công việc hiện tại (tôi tốt nghiệp ĐH kiến trúc Hà Nội đã 7 năm, hiện tại đang cùng vài người bạn mở 1 công ty tư nhân về thiết kế ), tuy nhiên do tình hình công việc xây dựng nói chung đang khủng hoảng, công ty gặp khá nhiều khó khăn nên sau đó tôi đã quyết định Nam tiến.

Mất nửa năm thử thách , với sự chỉ bảo của ba nuôi tôi đã học được bài thuốc điều trị bệnh GÚt này, trở ra Hà Nội sẵn có 1 chút ít kiến thức về web, tôi lập nên Blog mà các bạn đang đọc ở đây. Xin thú thật mục đích đầu tiên là thực hành nghề đã học được và kiếm sống. Tuy nhiên tôi luôn tâm niệm câu dặn dò của ba nuôi: nghề thuốc cần phải có tâm, người làm thuốc cứu được bệnh cho bệnh nhân là cái duyên, vì vậy tôi cũng luôn mong muốn những gì mình học được có thể điều trị được cho nhiều người bị mắc bệnh gút hơn, để bài thuốc của ba nuôi tôi – những kiến thức y học quý báu từ xưa được tôn vinh, và trên hết như một sự tích đức cho các thế hệ tiếp sau nữa.

Đó là câu chuyện của tôi, câu chuyện của bài thuốc hỗ trợ điều trị Gút gia truyền này. Hy vọng nó sẽ truyền tải được những điều tốt đẹp và tích cực tới những người không may mắc phải căn bệnh Gút !

Một điều thú vị là tuy bài thuốc Gút  và Viêm Khớp này có từ lâu và đã nhiều người sử dụng nhưng chưa có 1 cái tên chính thức. Khi tôi hỏi ba nuôi về điều này ông cũng cười và nói rằng chưa nghĩ tới bao giờ, chỉ đơn giản là 1 bài thuốc gia truyền mà thôi. Tôi gợi ý nên có 1 cái tên , sau khi bàn bạc và được sự đồng ý cái tên “Thống Phong Dược” được ba nuôi tôi đồng ý để đặt cho sản phẩm này.
Thành phần thuốc: Về cơ bản, thành phần của bài thuốc gồm 15 vị thuốc Đông Y như: Địa liền, Tam thất,Mẫu Lệ, Xuyên Khung, Bạch Chỉ, Cốt Khí,Sâm Đại Hành,Sa Nhân,Hải Mã, Gừng, Quế, Cam Thảo,…Để giải thích 1 cách đơn giản, các bạn có thể hiểu 1 bài thuốc Đông Y bất kì bao gồm các thành phần chính như sau: 1 là nhóm các vị dùng để chữa bệnh (tương tự như kháng sinh) ví dụ: Gừng, Địa Liền,.. và giảm đau Ví dụ: Bạch chỉ, Mẫu Lệ…Nhóm thứ 2 là các vị có tác dụng dẫn các vị thuốc chữa kia đến đúng cơ quan bộ phận bị tổn thương (bị bệnh). Vai trò của nhóm thuốc này là rất quan trọng và đó cũng là điểm mấu chốt của bài thuốc này. Vì lý do bí mật gia truyền tôi không thể đưa ra vị thuốc dẫn trong bài thuốc này, chỉ có thể cho các bạn biết rằng đó là 1 loại rễ cây chỉ có ở trong nam, khi nghiền ra có tác dụng như 1 loại muối nặng để dẫn thuốc chữa xuống vị trí đau (thường là ở khớp chân tay đối với bệnh Gút). Nhóm thuốc cuối cùng là các vị thuốc bổ để hỗ trợ gần như tổng hợp để tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

Các vị thuốc trên được tán mịn thành bột.Có vị được bán sẵn dưới dạng bột trên thị trường,có vị cần phải phơi khô sao vàng hạ thổ theo quy trình riêng rồi tự tán ra. Yêu cầu cuối cùng bột thuốc phải mịn cho dễ uống. Quy trình tán thuốc này phải làm thủ công và khá vất vả, tán thuốc và lọc lại nhiều lần. Nếu bạn nào đã từng đi thuê tán thuốc trên Lãn Ông sẽ biết, không phải tất cả các loại thuốc người ta cũng nhận tán và không phải loại nào cũng tán được mịn như yêu cầu. Cuối cùng các vị thuốc dưới dạng bột được trộn với nhau theo 1 tỉ lệ theo công thức gia truyền kia và đóng thành các túi nhỏ , trọng lượng 4,5g hơn kém 1 chút đối với mỗi túi.
Hướng dẫn sử dụng: Dùng 2 túi 4,5g mỗi ngày với nước uống trước bữa ăn 30 phút. Uống trong 100 ngày (Bách nhật), nếu hợp thuốc trong vòng 5 ngày đầu tiên sẽ có kết quả.
Tác dụng phụ và chế độ ăn uống : Thuốc hầu như không có tác dụng phụ, chỉ lưu ý vì các vị thuốc hầu hết có tính nhiệt nên có thể gây nóng. Bổ sung hoa quả, đồ mát nếu cần. Hoặc nếu người có tiền sử bệnh trĩ, táo bón không nên dùng hoặc nếu dùng có thể dãn thời gian dùng thuốc ra: 1gói / 1 ngày. Ngoài ra ăn uống bình thường không cần kiêng khem nhiều, thậm chí có thể uống bia rượu sau một thời gian dùng thuốc (tất nhiên là với lượng vừa đủ).
Bảo quản: Để nơi khô thoáng, dưới 35 độ C. Và thời gian từ khi thuốc được làm cho tới khi tới tay người dùng là 3 ngày, có thể để được trong vòng 6 tháng.

Lưu ý cuối cùng, để được kết quả tốt nhất. Sau khi kết thúc dùng thuốc (100 ngày) nên dùng thêm các thang thuốc bổ thận (Theo Đông y Thận là căn nguyên của mọi bệnh tật, thận khỏe thì các bệnh tật khác sẽ được đẩy lui rất nhanh, bạn có thể hỏi tất cả các thầy thuốc Đông Y sẽ đều nhận được câu trả lời như thế .), và có 1 chế độ ăn uống hợp lý, không hấp thu quá nhiều bia rượu hay chất đạm.

CHÚ Ý: Nếu bạn đang dùng 1 loại thuốc Gút nào đó như thuốc Tây, hoặc các loại thuốc đông y khác thì không nên dùng chung với loại thuốc này , cũng như không nên dùng nhiều loại thuốc 1 lúc. Lý do là khi đó có khả năng các thành phần thuốc sẽ xung đột lẫn nhau dẫn đến tình trạng thuốc bị giảm hiệu quả hoặc tệ hơn là những phản ứng phụ không muốn. Thậm chí nếu đỡ đau thì không biết là do tác dụng của thuốc nào. Vì vậy để cho đỡ phí công và phí thuốc và để rõ thuốc có tác dụng hay không, người bệnh không nên dùng chung thuốc này với các loại khác. Có thể dùng xong các loại thuốc khác rồi uống sau cũng không sao, và bắt đầu uống khi có triệu chứng bệnh thì sẽ rõ tác dụng nhất.

Thuốc chữa Gút và chữa bệnh Viêm Khớp hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại, từ thuốc Tây, thuốc bắc, thuốc nam thậm chí các bài thuốc chữa mẹo khác nhau. Nhưng mỗi người bệnh Gút và Viêm Khớp lại hợp với 1 loại riêng do nguyên nhân sâu xa của căn bệnh này là từ gien, nói cách khác là do cơ địa mỗi người. Chính vì vậy không có 1 bài thuốc nào chữa được tuyệt đối tất cả các người mắc bệnh cả, hoàn toàn là “gặp thầy gặp thuốc”. Hy vọng bài thuốc “Thống Phong Dược” sẽ hợp với bạn !

 

Để nói chính xác thì chúng tôi hoàn toàn không mời chào người bệnh mua thuốc hay thuyết phục vì sao nên dùng bài thuốc Thống Phong Dược. Chúng tôi chỉ muốn nêu lên những đặc điểm nổi bật để qua đó những người bệnh gout có cơ hội tiếp xúc với thông tin này cân nhắc và đưa ra quyết định phù hợp với nhu cầu của bản thân. Những đặc điểm đó là:

1- Chúng tôi không làm thương mại ( buôn thuốc) mà là đơn vị trực tiếp sản xuất theo công thức gia truyền hơn 60 năm kinh nghiệm. Cơ sở làm thuốc có địa chỉ liên hệ rõ ràng, đảm bảo vệ sinh an toàn.

2- Chúng tôi hoàn toàn tập trung và phát triển 1 bài thuốc gout ,viêm khớp gia truyền duy nhất, không dàn trải nhiều loại thuốc khác nhau để đảm bảo kết quả tốt nhất.

3- Người làm thuốc cũng chính là người tư vấn trực tiếp cho người bệnh không qua trung gian hay những người không có chuyên môn đi tư vấn cho anh chị.

4- Thuốc chỉ được sản xuất khi có người đặt nên đảm bảo luôn mới, không để lưu cữu lâu ngày

5- Chúng tôi LUÔN TẶNG NGƯỜI BỆNH DÙNG THỬ trước trong thời gian 5 ngày để anh chị kiểm tra thuốc có hợp cơ địa hay không, có phù hợp với điều kiện kinh tế của mình hay không. Việc tặng dùng thử này là chính sách  làm thuốc của gia đình tôi và sẽ mãi như vậy, không phải chương trình khuyến mãi hay chiêu trò đem tặng rồi thu tiền vận chuyển cao lên.

6- Quan trọng nhất là hiệu quả của bài thuốc đã được kiểm chứng thực tế: tác dụng với bệnh gout, viêm khớp,không hoặc hạn chế tác dụng phụ, trong thời gian gần 9 năm thực hiện và tuổi đời hơn 60 năm của bài thuốc kể từ thế hệ trước. Anh chị có thể xem danh sách những người đã sử dụng thuốc thời gian gần đây ở đây, có đầy đủ số điện thoại liên lạc để anh chị tham khảo:

Danh sách bệnh nhân

Giữa muôn vàn loại thuốc Gout đông tây y đang bán ngoài kia, chúng tôi tự tin khẳng định bài thuốc của mình sẽ đạt hiệu quả rất tốt nếu như chúng tôi- người làm thuốc và anh chị – người bệnh có duyên với nhau. Dùng thử thuốc chính là phép thử vậy. Chúng tôi không tiếc công sản xuất, không tiếc vật chất: nguyên liệu làm thuốc,.. chỉ để tìm ra người bệnh phù hợp với thuốc , với người làm thuốc. ” Hợp thày hợp thuốc” luôn là tôn chỉ của nhà thuốc chúng tôi

Nhiều người khi tìm hiểu về bệnh gút (benh Gout) và thuốc gút (thuoc Gout) có đặt câu hỏi: Tác dụng của thuốc Gút Thống Phong Dược như thế nào ? Tính tới thời điểm này, số lượng người mắc bệnh Gút và Viêm Khớp sử dụng Thống Phong Dược đã lên tới con số đáng kể và không thể thống kê hết nếu tinh từ thời điểm thế hệ trước. Sau đây là câu trả lời dựa trên tình trạng thực tế của những người bị bệnh Gút và Viêm Khớp đã sử dụng thuốc Gút , Viêm khớp Thống Phong Dược của Gia đình:

Đầu tiên khẳng định lại 1 lần nữa rằng bệnh Gút là bệnh mãn tính và KHÔNG có loại thuốc gút nào, kể cả Thống Phong Dược có thể chữa khỏi dứt điểm căn bệnh này. Tất cả những quảng cáo tuyên bố hỗ trợ điều trị bệnh gút 100% khỏi bệnh xin nói thẳng là sai sự thật.

* Đối với thuốc Gút Thống Phong Dược, hiệu quả của thuốc đối với người mắc bệnh gút và Viêm Khớp chia thành những phản ứng cụ thể như sau:(Kết quả có thể da dạng tùy theo cơ địa của mỗi người)

– Hiệu quả tốt: Người bệnh có phản ứng tốt với thuốc (hợp thuốc): Giảm đau, nồng độ axit uric hạ xuống,…trong thời gian ngắn.

– Hiệu quả không rõ rệt: Thường đối với người sử dụng thuốc khi đang trong tình trạng bình thường, chưa lên cơn đau: cơ thể nhẹ nhõm hơn, cơn đau nhức có giảm đi,…

– Không hiệu quả: Người bệnh không có biểu hiện gì sau khi uống thuốc : hoàn toàn gặp với trường hợp người bệnh đang ở trạng thái bình thường, chưa lên cơn đau hoặc người mới bị bệnh hay bệnh ở mức độ nhẹ

– Một số trường hợp đặc biệt: Sau khi uống thuốc được 1 thời gian , thông thường trong vòng 5 ngày, có 1 vài trường hợp người bệnh bị đau nhiều hơn, khi gặp trường hợp đó bệnh nhân kiên trì uống tiếp hoặc uống thêm loại thuốc đau cấp thì sau đó 2-3 ngày cơn đau sẽ giảm, điều này xảy ra khi cơ địa của người bệnh phản ứng với thuốc, gọi là hiện tượng “chuyển thuốc” hay ” công thuốc”, và hiện tượng này cũng hiếm khi xảy ra.

* Tình trạng sử dụng thuốc Gút Thống Phong Dược: Trung bình mỗi bệnh nhân sử dụng thuốc liên tục trong thời gian 1,5 tháng, sau đó tùy tình trạng lời khuyên đưa ra là người bệnh giảm liều lượng thuốc xuống còn 1 gói/ 1 ngày và dần dần dừng lại vì chúng ta không nên quá phụ thuộc vào thuốc, hãy tập trung vào bồi dưỡng cơ thể , cụ thể là tăng cường chức năng của thận, kết hợp với chế độ kiêng khem, luyện tập hợp lý.

* Về tác dụng phụ của thuốc: Chủ yếu gây nóng, ngoài ra có 1 số ít khi dừng thuốc có cảm giác mỏi người > khắc phục bằng cách ăn uống thêm đồ mát, nếu gặp trường hợp mỏi người do chủ yếu dùng thuốc đột ngột hoặc uống không đều, khắc phục bằng cách giảm dần liều lượng như đã nói ở trên.

* Về thời gian thuốc đến tay người bệnh: Trừ những trường hợp đến tận nhà lấy thuốc, thời gian trung bình từ khi người bệnh đặt thuốc cho đến khi thuốc tới nơi khoảng 2-3 ngày. Đối với những bệnh nhân ở tuyến huyện hoặc vùng xa thời gian sẽ chậm hơn do thuốc phải gửi qua đường bưu điện trong khi dịch vụ bưu điện rất quan liêu và tắc trách (qua kinh nghiệm mấy năm qua). Vì vậy các bệnh nhân thuộc tuyến thành phố thường nhận được thuốc sớm hơn. Cũng rất xin lỗi đối với những người bệnh ở vùng xa vì sự chậm trễ đó.

Phải nói thêm rằng chính sách làm thuốc của gia đình không phân biệt người bệnh ở thành phố hay nông thôn, việc thời gian thuốc tới tay người bệnh chủ yếu phụ thuộc vào đơn vị chuyển phát. Chỉ có thứ tự đưa thuốc sẽ ưu tiên cho người bệnh gọi điện liên lạc trực tiếp sau đó mới đến những người lấy thuốc cho người thân, mong các bạn hiểu rõ

để đặt thuốc Gout Thống Phong Dược ( cả thuốc dùng thử và thuốc theo các lộ trình 15,30,60, ngày ) có 3 phương thức chính:

1- Tới trực tiếp địa chỉ cơ sở làm thuốc tại :

A -Hà Nội: phòng 207 nhà N2 khu 7,2 ha Vĩnh Phúc , phường Vĩnh Phúc quận Ba Đình

B- Nam Định: số 04 Ngô Gia Tự, phường Thống Nhất, thành phố Nam Định

2- Liên lạc qua số điện thoại: 0935338533 – vui lòng hạn chế nhắn tin vì lý do điều kiện công việc nhiều lúc chúng tôi ko kiểm tra được hết tin nhắn nên có thể bỏ sót. Đặc biệt với trường hợp đăng ký thuốc thử vì chúng tôi cần liên lạc trực tiếp để tư vấn thăm khám tình trạng bệnh nhân.

3- Liên lạc qua biểu mẫu đăng ký trên website thuocgut.com : nút đăng ký dùng thử hoặc đặt thuốc ở phía cuối màn hình. Anh chị cũng có thế nhận thông tin tư vấn ( qua facebook messenger ) bằng cách dùng nút “tư vấn” trên trang web hoặc gửi email tới hòm thư : thongphongduoc@gmail.com

Đối với người mắc bệnh Gout lâu năm thường rơi vào 2 trường hợp chủ yếu: 1 đã hiểu rõ và xác định tâm lý đối phó với căn bệnh mãn tính này, họ cũng có thể đã tìm được loại thuốc điều trị phù hợp và sử dụng lâu dài. Trường hợp 2 là những người vẫn liên tục đi tìm những loại thuốc mới ” có bệnh vái tứ phương”, vì lý do những loại thuốc đã sử dụng hoặc ko còn tác dụng, hoặc không đạt được hiệu quả mong muốn. Mục đích cuối cùng là tìm ra loại thuốc chữa gout ” tốt ” , vậy 1 loại thuốc Gout tốt là như thế nào ? Trên thị trường hiện nay các loại thuốc hỗ trợ điều trị bệnh gout có rất nhiều , cả đông tây y, thuốc nam bắc, thực phẩm chức năng, các bài thuốc dân gian truyền miệng vv..vv. Để kết luận chính xác loại thuốc nào là tốt nhất cho anh chi là điều không thể, lý do vì cơ địa , tình trạng bệnh của mỗi người là hoàn toàn khác nhau, có người dùng loại thuốc này tốt nhưng người khác dùng lại không có kết quả.Việc của người bệnh chỉ là “thử,sai” – dùng thử để kiểm tra xem loại nào phù hợp nhất với mình dựa trên 3 tiêu chí đánh giá sau:

1- Hiệu quả của thuốc: Điều tối quan trọng, thuốc uống vào làm bệnh gout, các cơn đau thuyên giảm, ít tái phát,… tất nhiên ai bán thuốc cũng sẽ nói thuốc của mình tốt nhưng con số 100% tác dụng với tất cả người bệnh là không bao giờ có vậy nên hãy sử dụng và tự cảm nhận.

2- Tác dụng phụ của thuốc: Thuốc hỗ trợ bệnh gout tốt nhất là nên ít hoặc không có tác dụng phụ. Tác dụng phụ thường gặp ở các loại thuốc Tây Y đặc trị gout. Thuốc Đông Y nguồn gốc tự nhiên có thể ít tác dụng phụ hơn nhưng không phải là không có. Hãy cân nhắc liệu anh chị có chấp nhận đánh đổi những tác dụng phụ lấy việc trị gout hay không.

3- Giá tiền của thuốc: Vấn đề kinh tế là không thể bỏ qua vì bệnh gout và viêm khớp là những căn bệnh mãn tính. Đồng nghĩa với việc phải sử dụng thuốc trong thời gian dài, vậy phải xem tiền thuốc có phù hợp với điều kiện kinh tế của bản thân hay không.

Việc tìm loại thuốc “tốt” cho bệnh gout của bản thân này nhìn chung đòi hỏi việc kiên nhẫn, thuốc gout có rất nhiều loại, chắc chắn sẽ có loại phù hợp với cơ địa của anh chị, vấn đề chỉ là thời gian mà thôi. Hiểu rõ các yếu tố đánh giá một bài thuốc hỗ trợ điều trị gout tốt là kim chỉ nam cho anh chị trong việc tìm kiếm. Đó cũng là 1 trong những lý do để nhà thuốc Thống Phong Dược chúng tôi đề ra việc tặng thuốc dùng thử cho người bệnh có nhu cầu để kiểm tra hiệu quả trước. Hy vọng anh chị sớm tìm được loại thuốc phù hợp.

Tất cả các loại thảo dược , nhất là với bệnh gút (gout )- nên coi là 1 biện pháp hỗ trợ phòng ngừa chứ không phải phương pháp hỗ trợ điều trị chính !

Tìm cách chữa bệnh nguồn gốc tự nhiên an toàn là mối quan tâm của rất nhiều người. Tất cả các loại bệnh nói chung và bệnh gút, viêm khớp nói riêng. Không chỉ các bệnh nhân phương Đông quan tâm tới các bài thuốc dân gian cổ truyền, cây cỏ thảo dược tự nhiên mà cả các nước phương Tây cũng thế . Nhưng ở các nước phương Tây cách tiếp cận với thảo dược chữa bệnh của họ khác với chúng ta đôi chút. Khi tìm hiểu về 1 loại cây cỏ có tác dụng với 1 loại bệnh nào đó họ sẽ có những báo cáo khoa học về tính chất lý hóa , tác dụng của các thành phần trên cơ cấu hình thành và phát triển của căn bệnh thông qua các thí nghiệm cụ thể. Khi tìm hiểu ngta cũng tìm những dẫn chứng khoa học để đảm bảo như vậy trước khi quyết định sử dụng.Ở Việt Nam ta hiện trạng sử dụng thuốc đông dược, thuốc nam dạng thảo mộc lại khác. Thông tin đến với người bệnh thường từ nguồn quảng cáo thương mại. Việc tìm hiểu của chúng ta cũng không kĩ càng lắm. Hoặc quan niệm rằng thảo dược cây cỏ thì lành tính, uống vào nếu ko tác dụng cũng ko sao…
Nói riêng về bệnh Gút, khi bạn tìm kiếm trên mạng chắc chắn sẽ gặp nhiều những thông tin về các loại cây lá thông dụng như tía tô, lá vối, thì là,…có khả năng ” chữa khỏi bệnh gút ” nghe rất hấp dẫn, vì đơn giản, vì rẻ tiền và toàn những thứ an toàn nữa. Đơn giản đến mức không ai đặt câu hỏi rằng cơ chế chữa bệnh của những loại cây cỏ đó như thế nào và liệu công dụng của nó có đúng hiệu quả như quảng cáo không ? Thiết nghĩ nếu quan tâm tới vấn đề sức khỏe bản thân hay của người nhà thì bạn nên đặt ra câu hỏi như vậy. Rất may bệnh Gút không phân biệt phương Đông hay phương Tây , thế nên các nhà khoa học phương Tây đã nghiên cứu và đưa ra câu trả lời cho cơ chế chữa bệnh cho các loại thảo dược được mệnh danh là ” chữa bệnh gút”.
Đầu tiên ta cần phải hiểu được cơ chế phát triển bệnh Gút ( tham khảo ở đây: Bệnh Gút có chữa khỏi được không ?). Tóm gọn lại là: purine trong đồ ăn thức uống vào cơ thể > Purine trong cơ thể bị chuyển hóa thành axituric trong máu > hàm lượng axituric nhiều quá , thận không lọc kịp ( hoặc thận  yếu ko lọc đủ) thì axituric dư thừa sẽ kết tủa tại các khớp xương > các kết tủa này ( URAT ) có hình dáng nhọn sắc tua tủa đâm vào sụn khớp gây sưng đau ( viêm ). Đó là bệnh Gút !
Để hỗ trợ trị Gút thì ta phải can thiệp vào các giai đoạn trong quá trình trên:
1- hạn chế sự chuyển hóa từ purine sang axit uric,
2- thúc đẩy việc lọc máu để đào thải axit uric kịp thời,
3- đánh tan Urat kết tủa ,
4- kháng viêm, giảm đau khi đã bị sưng, viêm khớp.
Theo báo cáo nghiên cứu khoa học thì có 1 số chất hóa học có tác dụng 1- hạn chế chuyển hóa từ purine sang axit uric. Cụ thể việc chuyển hóa đó cần 1 loại enzym ( chất xúc tác ) thì các chất hóa học kia có tác dụng ức chế anh xúc tác đó làm quá trình chuyển hóa chậm lại. Những chất hóa học này có thể kể ra là: flavonoid, alkaloids …. Một số chất hóa học khác như xanthophyll … thì có khả năng kháng viêm. Đại khái toàn tên khoa học, chắc chúng ta sẽ không nhớ được. Những chất đó có ở trong nhiều loại cây cỏ như lá tía tô, cây vối,.. ( rất nhiều nên nói đúng ra không chỉ mấy loại như lá tía tô mới có công dụng với bệnh Gút ) > thế nên sử dụng những loại thảo mộc này sẽ có tác dụng Phòng Ngừa bệnh Gút ( vì làm chậm quá trình hình thành axituric ).

 Ta thường gặp Flavonoid trong hơn nửa các loại rau quả dùng hàng ngày hoặc nhóm các thực vật có nhiều tinh dầu.

Thế nhưng Lưu Ý: hàm lượng các chất hóa học có ích kia trong các loại cây cỏ là khá ít ( tính trên 1 đơn vị diện tích chẳng hạn )  vì ngoài ra còn rất nhiều chất khác. Nếu chiết xuất được riêng những chất hóa học đó ra để sử dụng thì mới chuẩn ( việc chiết xuất này là bản chất của thuốc Tây: tinh chế hay tổng hợp các chất hóa học có tác dụng chữa bệnh thành thuốc ) , bằng không bạn sẽ phải dùng 1 khối lượng rất lớn hoặc thời gian rất lâu để thảo dược phát huy tác dụng ngăn ngừa gút, trong khi cơ thể con người chỉ có thể hấp thụ 1 lượng vật chất nhất định cho nên việc uống khối lượng nhiều lên cũng không có ích.
Chính vì thế phải khẳng định lại với các bạn rằng các loại thảo dược “chữa gút” về bản chất là can thiệp vào 1 giai đoạn đầu trong quá trình phát triển bệnh gút. Có nhiều loại thảo dược có tính chất này ( vì chất hóa học có tác dụng nói trên có trong nhiều loại thực vật ). Người bệnh Gút có thể dùng chúng như một biện pháp hỗ trợ thêm nhưng Tuyệt Đối không nên dùng Duy Nhất các loại cây cỏ đó cho bệnh gút,  nhất là khi bệnh đã trải qua tất cả các giai đoạn hình thành. Cần phải có thuốc hỗ trợ đặc trị kịp thời, tránh để tình trạng bệnh kéo dài sẽ ảnh hưởng tới các cơ quan khác và sức khỏe tổng thể.

Xem thêm: LÁ TÍA TÔ và  BỆNH GOUT ?

Điều đầu tiên xin nhắc lại bệnh Gút nói riêng và bệnh viêm khớp nói chung thuộc nhóm bệnh mãn tính, tức là không có loại thuốc nào chữa trị được dứt điểm. Điều đó đồng nghĩa với việc người bệnh phải sử dụng thuốc hỗ trợ điều trị lâu dài. Tuy nhiên điều đó lại có thể dẫn đến 2 hậu quả không mong muốn :1 là nhờn thuốc – khi bạn sử dụng 1 loại thuốc quá lâu cơ thể sẽ tự động quen dần với hoạt chất trong thuốc , khiến cho tác dụng của thuốc với bệnh ko còn được hiệu quả như bạn đầu. 2 là bạn sẽ phụ thuộc vào thuốc, ko có thuốc bạn sẽ không chịu được cơn đau – nói cách khác bạn sẽ lâm vào tình trạng ” nghiện” thuốc !
Vậy sử dụng thuốc hỗ trợ chữa trị bệnh Gút ( gout) và viêm khớp như thế nào cho đúng ? Để không dẫn tới 2 tình trạng không mong muốn như trên ? Câu trả lời đơn giản là: đừng dùng thuốc 1 cách bị động. Hầu hết cách mà chúng ta dùng thuốc hiện nay là : cơ thể bị bệnh > chúng ta dùng thuốc. Điều đó là đúng nhưng với những căn bệnh tức thời, có khả năng chữa trị dứt điểm. Nên nhớ bệnh Gút hay viêm khớp không phải như vậy. Một khi đã mắc căn bệnh này bạn cần phải vừa ” phòng bệnh”, vừa “chữa bệnh”. Với thuốc , đúng là khi cơn đau tới bạn phải uống, trong giai đoạn đầu bạn nên uống theo 1 thời gian nhất định theo chỉ dẫn, sau đó đến khi nào thì dừng và dừng như thế nào ? Với các loại thuốc Đông Y bạn nên giảm dần liều lượng rồi mới ngắt thuốc. Điều đó giúp tránh hiện tượng ” cắt thuốc đột ngột”. Nhìn chung với bệnh này, nhất là bệnh gút, người bệnh nên hết sức tránh hiện tượng đột ngột trong ăn uống sinh hoạt cũng như dùng thuốc. Bạn phải kết hợp với chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý để phòng bệnh, phải ” kiêng” tuy nhiên không nên kiêng khem quá mức. Lý do bởi nếu bạn kiêng ăn uống quá nghiêm ngặt thì bạn sẽ tự làm sức đề kháng của cơ thể mình kém đi, khi ấy chỉ cần 1 dịp nào đó bạn ăn uống nhiều hơn mức kiêng khem của mình, dù chỉ 1 chút thôi cũng dễ dẫn tới tái phát. Vậy nên hãy kiêng khem ở mức độ vừa phải, hợp lý đều đặn. Khi bệnh tái phát – và điều này là chắc chắn thì hãy uống thuốc “nhắc lại ” ở 1 liều lượng nhỏ để trị bệnh và lặp lại quá trình : uống thuốc- giảm dần liều lượng- dừng lại. Điều đó giúp cơ thể ko bị nhờn thuốc cũng như không phụ thuộc quá mức vào thuốc.
Khâu phòng bệnh ngoài việc kiêng không dung nạp nhiều tác nhân gây bệnh như chất đạm, bia rượu bạn nên sử dụng những đồ ăn thức uống lợi tiểu, giúp cơ thể đào thải axit uric, các chất độc hại,… theo đường tự nhiên. Và 1 yếu tố quan trọng theo quan niệm của Đông Y: bạn cần phải bồi bổ cho thận. Thận khỏe sẽ giúp đào thải các tác nhân gây bệnh trong máu kịp thời . Thận là cơ quan làm việc liên tục 24/24 ko ngừng nghỉ, đến 1 lứa tuổi nào dó chức năng của thận sẽ kém đi, nhất là ở nam giới. Điều này ko có nghĩa là bệnh lý mà chỉ là thận hoạt động kém đi thôi. Ở người bệnh Gút hay viêm khớp thận lại càng phải hoạt động nhiều hơn nên sẽ càng lúc càng yếu đi so với người thường. Thực tế là nhiều bệnh nhân Gút hay viêm khớp đã dẫn tới suy thận, hoặc vì thận yếu mà dẫn tới bệnh Gút, viêm khớp do không lọc máu được đủ công suất. Để bồi bổ cho thận bạn nên ăn những đồ tanh, sử dụng các loại thực phẩm chức năng nếu có điều kiện ( việc ăn uống những đồ lợi tiểu như nói ở trên cũng có tác dụng giảm tải cho thận).
Trên đây là cách sử dụng thuốc cũng như phòng bệnh gút và viêm khớp hợp lý, đúng đắn. Hy vọng những người bệnh có thể áp dụng hiệu quả trong cuộc chiến đấu chống lại những căn bệnh nan giải này.

Dấu hiệu dễ thấy của bệnh Gout chắc mọi người đều biết đó là sưng đau khớp tuy nhiên để biết chắc chắn rằng mình có bị bệnh gout hay không thì cách chính xác nhất là đi khám. Hầu hết chúng ta khi có triệu chứng thì bắt đầu phỏng đoán, lên mạng tìm kiếm thông tin và đối chiếu so sánh xem liệu mình có phải mắc chứng bệnh đó hay không. Việc tìm hiểu là cần thiết nhưng kết luận rằng mình mắc bệnh gì đó nên để cho bác sĩ, những người có chuyên môn thực hiện. Lý do vì có nhiều bệnh có triệu chứng giống nhau và mỗi bệnh thì có phương thức điều trị khác nhau. Vậy nên khi có dấu hiệu và nghi ngờ căn bệnh mà mình mắc phải , hãy ngay lập tức đi khám, điều đó tiết kiệm thời gian, công sức cũng như trấn an tâm lý được nhanh nhất.

Bệnh Gout có chữa khỏi dứt điểm được không ?

Đây là câu hỏi mà người bệnh Gút luôn đi tìm, nhất là đối với những người mới mắc căn bệnh này trong một khoảng thời gian ngắn. Thậm chí có những người mắc bệnh lâu năm, đã dùng những loại thuốc có tác dụng hiệu quả nhưng vì bệnh vẫn tái phát nên họ vẫn mong tìm được 1 loại thuốc đặc trị để ” khỏi hẳn ” !

Rất nhiều bệnh nhân khi liên lạc với chúng tôi để liên hệ dùng thử thuốc gút Thống Phong Dược cũng hỏi câu hỏi đó, rằng thuốc này có chữa dứt điểm được bệnh không ? Rất đáng tiếc rằng câu trả lời luôn là ” Bệnh Gút không thể chưa khỏi dứt điểm ! “. Trả lời thì đơn giản vậy nhưng để giải thích lý do cho người bệnh chấp nhận thực tế đó thì ko hề dễ dàng. Chúng tôi sẽ cố gắng diễn tả 1 cách đơn giản và chân thực nhất: trước hết dù nói gì chăng  nữa ta cũng nên công nhận: Y học phương Tây là tiên tiến hiện đại hơn Y học cổ truyền phương Đông . Tây Y đã tuyên bố rõ ràng ( ít ra là đến thời điểm hiện tại) rằng ” Bệnh Gút là bệnh mãn tính, không thể chữa khỏi !” Chính vì vậy tất cả cá loại thuốc hay thực phẩm chức năng liên quan đến bệnh Gút nếu muốn quảng cáo tới mọi người đều phải chấp nhận không được đưa ra nội dung ” chữa khỏi bệnh Gút” hoặc thậm chí chỉ đưa từ ” chữa gút” cũng không được phép !

Thứ 2: người bệnh ai cũng biết tác nhân gây ra bệnh gút là axit uric lắng đọng lại nơi khớp xương nhưng axit uric ở đâu ra ? Xin thưa axit uric là 1 thành phần trong máu chứ không phải bị bệnh gút nó mới xuất hiện trong cơ thể người bệnh. Axit uric là kết quả chuyển hóa của Purine mà purine là chất có trong nhân tế bào của tất cả các loại động thực vật. Tức là có trong tất cả đồ ăn thức uống hàng ngày của chúng ta chứ ko phải chỉ đồ đạm hay bia rượu ( những đồ đó chỉ nhiều purine hơn thôi). Như vậy chúng ta luôn dung nạp tác nhân gây bệnh Gút hàng ngày, nên chỉ khi nào bạn không ăn uống gì nữa mới có thể dứt bệnh mà thôi và cũng đồng thời dứt luôn cả cõi dương gian đầy bệnh tật này . Điều đó là bất khả thi nên chắc chắn việc chữa khỏi hoàn toàn bệnh gút bằng 1 loại thuốc thần kì nào đó cũng là không thể.

Vậy nên thực chất của việc dùng thuốc hỗ trợ điều trị bệnh Gút là để chữa bệnh tức thời cấp tính khi viêm đau. Không thể chữa khỏi nhưng để hạn chế tái phát thì bạn cần phải chủ động phòng bệnh bằng cách:
1- Hạn chế dung nạp tác nhân gây bệnh ở đầu vào ( ăn uống )

2- Hạn chế việc chuyển hóa Purine thành Axit Uric

3- Tập trung đào thải axit uric trước khi nó dư thừa và lắng đọng lại ở khớp xương.

Hạn chế đầu vào thì ta không thẻ nhịn ăn nên chỉ cần giảm những thứ giàu purine ( đồ đạm, rượu bia như đã nói ở trên). Còn hạn chế chuyển hóa Purine thành Axit Uric và đào thải axit uric thì thuốc sẽ hỗ trợ 1 phần , ngoài ra người bệnh nên dùng các đồ lợi tiểu vì axit uric chỉ được loại bỏ khi Thận Lọc Máu và đẩy ra ngoài theo đường nước tiểu. Chỉ nói qua như vây chắc bạn cũng hiểu vai trò của Thận quan trọng thế nào trong việc đào thải axit uric. Người bị bệnh Gút hay viêm khớp Thận luôn phải làm việc quá tải hơn người bình thường,đó cũng là 1 lý do tại sao nam giới hay mắc bệnh gút hơn nữ giới vì theo đặc điểm sinh lý, đến 1 lứa tuổi nhất định chức năng thận ở nam giới sẽ kém đi . Chức năng hoạt động kém đi tức là khả năng lọc máu sẽ kém đi , nếu kèm theo bệnh Gút thì càng dễ dẫn tới bệnh lý như sỏi thận , thậm chí đến suy thận , chả khác gì một anh ốm yếu lại phải làm việc nặng nhọc hơn người thường. Mà bệnh nặng về thận thì tốn kém vô cùng, chắc chắn không ai muốn như vậy ! Trong thành phần thuốc Đông y trị Gút thường có vị bổ thận, trong thuốc gút Thống Phong Dược cũng vậy tuy nhiên không nhiều. Nếu có điều kiện người bệnh có thể dùng thêm các loại thuốc hoặc thực phẩm bồi bổ thận để giảm tải trong việc lọc máu, đồng nghĩa với việc hỗ trợ điều trị bệnh Gút được tốt hơn !

Một số tip nhỏ trong việc điều trị bệnh Gút, Viêm khớp:

– Những thực phẩm có vị tanh như cá nước ngọt ( không phải hải sản) là các thực phẩm tốt cho thận

– Bạn nên kiêng thực phẩm giàu purine ( đạm, bia rượu,…) nhưng không nên kiêng khem qúa mức. Hãy tập cho cơ thể thích nghi 1 cách tự nhiên với 1 lượng vừa phải đều đặn. Nếu kiêng quá mức sức đề kháng cơ thể của bạn sẽ yếu đi, rất dễ tái phát nếu khẩu phần có sự thay đổi dù nhỏ.

– Người bị bệnh Gút, Viêm khớp nên hạn chế tới viếng đám ma, đám bốc mộ,…, môi trường tại cá nơi đó không tốt cho hệ miễn dịch đã kém do mắc bệnh mãn tính lâu ngày.

Cái tên axit uric ( uric acid ) chắc quá quen thuộc với các bệnh nhân Gút ( Gout ). Chỉ cần gõ cụm từ này trên tìm kiếm sẽ thấy vô vàn kết quả trả về , chủ yếu là các tác hại do axit uric đem lại. Bài viết này sẽ tổng hợp và rút gọn lại 1 cách đơn giản nhất có thể.
– Axit uric ( uric acid ) là 1 hợp chất có thành phần từ Ni tơ, Các bon, Oxy, Hydro,… công thức loằng ngoằng. Nó là 1 thành phần trong máu ( vậy nên đi xét nghiệm máu bao giờ cũng có nồng độ axit uric trong kết quả ) chứ không phải bị Gút hay viêm khớp thì mới có axit uric
– Ở người và các loài linh trưởng bậc cao, axit uric là sản phẩm oxy hóa (oxy hóa tức là phân hủy) cuối cùng của quá trình chuyển hóa purin và được bài tiết qua nước tiểu. Purin thì là một chất hóa học có trong hầu hết đồ ăn thức uống, xem chi tiết ở đây: PURINE LÀ GÌ ?
– Là 1 thành phần trong máu nên axit uric có cả lợi ích chứ không chỉ toàn có hại như mọi người vẫn nghĩ: Nó là 1 chất chống Oxy Hóa ( chống phân hủy ) vậy nên có tác dụng chữa lành các mô tổn thương, kích thích bộ não con người hoạt động hiệu quả. Axit uric còn là một chất không thể thiếu trong việc bảo vệ chống lại kí sinh trùng ( giun sán ).
– Vậy axit uric gây ra bệnh tật tai hại khi nào: Khi nó bị dư thừa ! Axit uric ( uric acid ) gây ra , và là nguyên nhân một cơ số bệnh tật như tim mạch, tiểu đường, các bệnh về thận,… và nổi tiếng nhất chắc là bệnh Gút. Nguyên nhân chính theo quan niệm đông y là do bắt nguồn từ thận ( thận lọc máu và đào thải axit uric nên axit uric dư thừa tức là thận yếu thậm chí bị tổn thương > việc lọc máu ko còn hữu hiệu như trước > gây ra các bệnh liên quan đến máu: tim mạch, tiểu đường,…
–  Nồng độ axit uric trong máu (phạm vi tham chiếu )thường là 3,4 -7,2 mg / 100 ml (200–430 µmol/lít) đối với nam giới và 2.4–6.1  mg /100 ml (140–360 µmol/l)  đối với phụ nữ . Cao trên mức đó gọi là thừa axit uric và dưới mức đó bạn biết là gì không- chính là hạ đường huyết.
– Vì tính chất như vậy nên Axit Uric được coi là tín hiệu hay chỉ số báo động cho nhiều chứng bệnh. Tuy nhiên phải kết hợp với các phương pháp chẩn đoán khác để đưa ra kết luận chính xác. Ví dụ trong Thực tế có người nồng độ axit uric cao hơn nhiều so với mức bình thường nhưng vẫn không bị Gút > cần khám xét cụ thể trước khi dùng thuốc
– Khi Axit Uric dư thừa lắng đọng thành các tinh thể muối urat ( monosodium urate (MSU)) tại các khớp xương được xác nhận là tác nhân gây viêm khớp nặng, cấp tính và mãn tính, bệnh gút. Những tinh thể Urat này có hình dạng sắc nhọn tua tủa như kim châm. Tuy nhiên không phải lúc nào Urat cũng gây viêm ở khớp, để tương tác với  màng bề mặt tế bào khớp nó phải trải qua 1 chuỗi phản ứng kích hoạt và giải phóng với các enzym, bạch cầu,các chất gây viêm ( chemokine và cytokine),… nói chung là phức tạp. Từ đó có thể đưa ra kết luận: Không phải cứ Axit Uric dư thừa là bị Gút, thậm chí khi Axit Uric kết tủa tại khớp xương cũng chưa chắc bị Gút hay viêm khớp .
– Để không mắc bệnh do axit uric thì cần phải giữ axit uric ở mức độ hợp lý, ko thừa ko thiếu. Bằng 2 cách điều tiết đầu vào và đầu ra. Nếu thiếu axit uric thì phải tăng cường đầu vào ( ăn uống các chất có hàm lượng purin cao ) hạn chế đầu ra ( đường tiểu ). Nếu thừa thì ngược lại: hạn chế đầu vào ( hạn chế các chất nhiều purin ) và tăng cường đầu ra ( bổ thận, lợi tiểu ).
Đó là tất cả những thứ cần biết về axit uric, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn !

Câu hỏi này qúa quen thuộc, thường gặp ở những người mới mắc bệnh Gout hay đang tìm hiểu về căn bệnh này ( những người bị bệnh Gout lâu ngày: xin nói luôn những thực phẩm nào gây ra cơn đau gút cấp họ biết ngay, chỉ 1 lần thử là biết cả đời luôn !)
Câu trả lời cho câu hỏi trên “Bệnh Gút(gout) kiêng ăn gì ?” – nếu bạn đọc bài viết này sẽ thấy có phần hơi khác so với hầu hết các câu trả lời trên mạng. Nội dung trả lời như sau:
Đầu tiên ta phải biết cái gì trong thức ăn là nguyên nhân gây ra bệnh Gút. Chắc các bạn cũng đã tìm hiểu, đó là 1 hợp chất gọi bằng Purine ( Purine chuyển hóa thành Axit Uric, Axit Uric dư thừa kết tủa thành tinh thể Urat tại các khớp xương> gây ra Gout) ! Vậy người mắc bệnh gút chỉ cần tránh những thức ăn chứa purine ? Liệu vậy sẽ ổn ?
Đọc thêm: Purine là gì ?

Khổ một nỗi, Hầu hết mọi đồ ăn, đồ uống có cồn đều có chứa chất purine,có điều chúng có chứa hàm lượng ít hay nhiều mà thôi !

Thế nên về cơ bản chúng ta không thể ngừng hấp thụ Purine , cũng như không thể chữa khỏi được bệnh Gút – trừ khi ta không ăn uống gì nữa mà thôi. Cách ăn uống để hạn chế ở đây là tránh những nhóm thực phẩm có hàm lượng purine cao. Dựa trên hàm lượng purin có trong thực phẩm, có thể chia thành 3 nhóm sau:

Nhóm thực phẩm với hàm lượng purin cao (> 150mg purin/100g thực phẩm): Đó là động vật nuôi ngoài tự nhiên như: dê, chó, chim, nem chua, nội tạng động vật, hải sản…)

Nhóm thực phẩm với hàm lượng purin trung bình (50 – 150mg purin/100g thực phẩm) như: thịt gia cầm, măng, nấm, bột mì, đậu phộng…

Nhóm thực phẩm với hàm lượng purin thấp (>50mg purin/100g thực phẩm) như: các loại rau, sữa đậu nành, dầu ăn…
Bên cạnh thực phẩm thì đồ uống có cồn như bia rượu- như nhiều người biết là 1 tác nhân tai hại dẫn tới bệnh gút, vì ngoài việc đồ uống chất cồn là nguồn chứa purine, nó còn ảnh hưởng đến việc đào thải axit uric. Nói về rượu bia lại là 1 câu chuyện thú vị khác vì nhiều người trong chúng ta nhất là nam giới khá hâm mộ bộ môn này, bạn có thể xem thêm : Bia Rượu và bệnh Gút
An toàn nhất thì ta kiêng không ăn những thực phẩm thuộc nhóm 1 và nhóm 2 và kiêng bia rượu. Nhưng ở đây có 1 vấn đề phát sinh: cơ thể con người là 1 bộ máy phức tạp và hoạt động trên cơ chế gần giống với việc hình thành thói quen. Nếu bạn kiêng ăn 1 số loại thực phẩm nhất định, cơ thể sẽ dần quen với việc không thích hợp với loại thực phẩm đó nữa. Nói 1 cách khác tuy không thực sự chuẩn xác lắm là khi đó cơ thể sẽ dị ứng hay đề kháng kém đi đối với những loại thực phẩm kiêng cữ kia. Trong trường hợp cụ thể đối với bệnh Gút thì sẽ có 1 “ngưỡng” nhất định đối với mỗi người trong việc purine hấp thụ và chuyển hóa gây ra bệnh Gút. Nếu kiêng khem quá mức thì cái ” ngưỡng” kia sẽ giảm dần – đồng nghĩa với việc nếu chẳng may bạn ăn uống nhiều hơn mức kiêng khem hàng  ngày (ví dụ như đột ngột có buổi liên hoan, giỗ chạp , cưới xin phải ăn uống nhiều hơn bình thường )thì nguy cơ tái phát bệnh Gút càng cao hơn.
Thế nên cách ăn uống kiêng khem đúng cách đối với người bệnh Gút đó là : Kiêng các nhóm thức ăn thuộc nhóm có hàm lượng purine cao và trung bình ở mức độ vừa phải: có thể ăn uống những thực phẩm đó với khối lượng ít, vừa phải và quan trọng là ĐỀU ĐẶN. Để làm gì ? – Là để rèn luyện cơ thể quen dần và nâng ngưỡng đề kháng trước căn bệnh mãn tính này. Khối lượng ăn uống bao nhiêu là hợp lý thì hãy bắt đầu từ khối lượng nhỏ, sau đó tùy cơ địa mà có thể dần dần tăng lên  (như 1 hình thức tập luyện) để khám phá giới hạn của cơ thể mình. Bạn chính là người hiểu rõ cơ thể của mình nhất, hãy làm quen với chế độ ăn uống như vậy, kết hợp với các phương thuốc điều trị để có thể kiểm soát được bệnh Gout !

Câu trả lời đơn giản là KHÔNG ! Bệnh Gout thực tế là 1 bệnh KHÔNG chữa được chứ chưa nói đến việc có dùng thuốc hay không. Khi đã lên cơn đau gout tức là khớp của bạn đã bị viêm, tổn thương cần có thuốc để điều trị cơn đau và chống viêm sưng. Hệ miễn dịch của cơ thể không đủ khả năng để tự hồi phục khớp xương của bạn, các biện pháp tự nhiên như dùng các loại cây cỏ , thực phẩm, các biện pháp tạm thời như chườm nóng lạnh,… không đủ dược tính để đẩy lùi bệnh cấp tính. Nếu không dùng thuốc kịp thời hoặc chủ quan không sử dụng thuốc có thể dẫn tới các tổn thương nghiêm trọng ở khớp.

Bệnh Gút là bệnh gì ? Để trả lời câu hỏi này, các bạn có thể tra cứu thông tin trên mạng (Google), có rất nhiều thông tin, các thuật ngữ y học được đưa ra. Bài viết này sẽ đem lại cho các bạn 1 cái nhìn đơn giản, dễ hiểu nhất về căn bệnh này. Trước hết mời các bạn xem Infographic sau, nguồn từ trang GoutEducation.Org – 1 tổ chức phi lợi nhuận với mục đích giáo dục kiến thức bệnh Gút của Mĩ:

Ta có thể hiểu 1 cách đơn giản về căn bệnh này như sau:
1- Q: Bệnh Gút là gì ?
    A: Bệnh Gút là 1 bệnh viêm khớp mãn tính.
2- Q: Tác nhân gây bệnh Gút ?
    A: Axít Uric
3- Q: Axít Uric là gì ?
    A: Là 1 sản phẩm của hoạt động chuyển hóa bên trong cơ thể và có trong máu. Lượng Axit Uric bình thường trong máu là 2,4 -7,2mg/dL (1dL= 100ml), chứ không phải bị bệnh Gút mới cóAxit Uric.
4 – Q: Axít Uric gây ra bệnh Gút như thế nào ?
     A: Bình thường trong cơ thể, thận lọc máu và biến axít uric thành muối, chỉ để lại 1 lượng nhỏ như mức ở trên. Vì 1 lý do rối loạn cơ thể nào đó, thận không lọc được đủ lượng cần thiết dẫn đến nồng độ axit uric trong máu bị thừa và cao hơn nồng độ thông thường (> 7mg/dL).
Axít Uric thừa > lắng đọng tại các khớp xương thành các tinh thể nhọn đâm vào các khớp đó > gây đau, sưng, viêm,…nếu quá nhiều, sưng to (tophi) phải mổ.
5 – Q: Như vậy Axit Uric trong máu cao hơn mức bình thường sẽ mắc bệnh Gút ?
      A: Không phải cứ lượng Axit Uric tăng là gây ra bệnh Gút, chỉ khi Axit Uric đọng thành tinh thể ở khớp mới được gọi là bệnh Gút. Tăng Axit Uric còn có thể gây ra sỏi thận, tiểu đường,..
6 – Q: Nguyên nhân của việc tăng lượng Axit Uric hay nguyên nhân của việc thận không lọc được lượng Axit Uric cần thiết ?
      A: Nguyên nhân 1: Chức năng của thận bị suy giảm do uống nhiều rượu (90%)
           Nguyên nhân 2: Do bẩm sinh (di truyền) (1%)
           Nguyên nhân 3: Do ăn nhiều thịt đỏ (thịt chó, bò, dê,…) hải sản > gây tăng lượng Axit Uric > Thận lọc không kịp. (~ 10 %)
           Nguyên nhân 3: Các bệnh về thận hoặc các bệnh khác gây ảnh hưởng đến thận.
           Nguyên nhân 4: Do dùng thuốc lợi tiểu kéo dài, thuốc aspirin,…
7 – Q: Triệu chứng của bệnh Gút ?
      A: Đau, có thể từ nhói cho đến dữ dội, nóng, sưng ở 1 hay nhiều vị trí khớp tren cơ thể (thường bắt đầu từ ngón chân cái).
8 – Q: Bệnh Gút có chữa khỏi được không ?
      A: KHÔNG ! Nhưng có thể kiểm soát tới mức thời gian tái phát lâu hơn và cơn đau nhẹ nhàng hơn. Thậm chí với chế độ ăn uống hợp lý, uống thuốc đều đặn, củng cố chức năng thận, bệnh sẽ hiếm khi tái phát.
9 – Q: Thuốc chữa gút như thế nào. hiệu quả ra sao ?
     A: Thuốc Tây Y: Bao gồm thuốc giảm đau, kháng viêm, tiếp đến điều trị giảm Axit Uric trong máu. Thường gây tác dụng phụ (rối loạn tiêu hóa, đi ngoài)
           Thuốc Đông Y: Thường tổng hợp các vị giảm đau, kháng viên + các vị bổ thận + bổ máu thông qua đó dần dần loại bớt lượng Axit Uric> Ít gây tác dụng phụ.

Một số sự thật thú vị:
– Bạn có nguy cơ mắc bệnh Gút cao hơn nếu bạn : Là đàn ông
                                                                             Béo phì
                                                                             Phụ nữ mãn kinh
                                                                             Có người cùng huyết thống mắc bệnh Gút
                                                                             Được cấy ghép 1 bộ phận cơ thể khác.
– Trong cơn đau, nồng độ Axit Uric trong máu có thể ở mức bình thường !
– Gút chỉ gặp ở người và các loại linh trưởng lớn, tuy nhiên theo nghiên cứu: khủng long bạo chúa (Tyrannosaurus – T Rex) là loài to lớn nhất bị Gút !

Một ngày kia bạn phát hiện ra mình bị Gút và muốn hay không muốn, bạn đã được mang tiếng là người giàu, vì Gút – là căn bệnh của người giàu, hay căn bệnh của vua như người ta vẫn thường nói. Không biết nên buồn hay nên vui 😐

Tất nhiên có bệnh sẽ có thuốc, các loại thuốc hỗ trợ điều trị Gút khá đa dạng, riêng thuốc Tây tính sơ sơ đã gần 80 loại (thuốc uống), thuốc Đông y (ở Việt Nam) thì trên thị trường có khoảng 8 đến 10 loại được đăng ký có nhãn mác, còn lại không thống kê được hết. Chưa kể đến các bài thuốc dân gian,  mẹo,…Tuy nhiên tất cả các loại thuốc đều tập trung vào 2 mục đích:

1- Giảm đau cấp, kháng viêm.

2- Giảm lượng axituric trong máu.

Với thuốc Tây , để kháng viêm , người bệnh sẽ được sử dụng các loại thuốc chứa:

a- NSAIDs (thuốc kháng viêm không có steroid) : Thường được dùng từ 1 đến 2 tuần, chống chỉ định với những người bị suy tim, suy thận, xuất huyết tiêu hóa

b- hoặc Steroid: Thay thế cho NSAIDs khi người bệnh chống chỉ định dùng NSAIDs.

c- hoặc Cô chi xin: Thay thế cho NSAIDs đối với những người có vấn đề tiêu hóa, dễ tương tác với các loại thuốc uống cùng khác.

Ghi chú: Steroid là các hợp chất chất béo hữu cơ hòa tan có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp

Để giảm axituric, Tây y sử dụng các loại thuốc chứa:

a- a lô pu ri nôl

b- hoặc fe bu xô stat

c- hoặc prô bê nê cid

Trình tự điều trị Gút bằng thuốc Tây sẽ là : dùng thuốc kháng viêm > hết đau > dùng thuốc giảm axituric> có thể gây viêm trở lại > uống kèm thuốc kháng viêm > đến khi mức axituric giảm và hết đau (thời gian tùy phác đồ điều trị)> dùng thuốc phòng chống (giảm axituric) theo chỉ định (lâu dài) để ngăn bệnh tái phát.

Giá thuốc Tây khá đắt và thường gây tác dụng phụ, phổ biến là rối loạn tiêu hóa, đi ngoài,…

Với thuốc Đông Y: Thường tích hợp tất cả các vị thuốc giảm đau, giảm axituric, bổ thận, bổ gan, bổ máu trong 1 liều thuốc. Dễ nhận thấy nhất là trong các bài thuốc Gút Đông Y đều có vị bổ thận vì quan niệm y học phương Đông thận là cơ quan chủ đạo của cơ thể. Thận tốt thì các loại bệnh tật đều sẽ thuyên giảm và bệnh Gút là bệnh liên quan trực tiếp tới thận. Tiếp đến là các vị bổ máu để điều trị sự mất cân bằng trong thành phần của máu (thừa axituric). Thời gian uống thuốc thường trên dưới 3 tháng, ít tác dụng phụ, nếu có thì hay gây nóng cho cơ thể, đối với những người có tiền sử bệnh gan,tiêu hóa có thể dãn thời gian dùng thuốc ra.

Giá cả thuốc Gút Đông Y (có đăng ký nhãn mác) dao động trong khoảng từ 150 – 300 ngàn /1 hộp. 1 hộp có thể uống trong khoảng 10 ngày. Có thể kể ra: Hoàng Tiên Đan, Hoàng Thống Phong, AntiGout, Gout Tâm Bình,Gutacare … cá biệt có 1 số loại thuốc nhập khẩu giá đắt hơn từ 400-500 ngàn/1 hộp. Chú ý hầu hết các loại thuốc Đông Y này đăng ký dưới dạng “THỰC PHẨM CHỨC NĂNG” lý do vì việc đăng ký thuốc khá khó khăn.
Các loại thuốc nam (cây cỏ), thuốc dân gian, chữa mẹo (lá tía tô,trầu không, cải xanh…) chưa có thống kê chính xác về kết quả điều trị và hiệu quả. Lưu ý 1 số loại thuốc Nam (cây cỏ) không kiểm soát được tác dụng phụ, có thể xảy ra những tác dụng không mong muốn từ nhẹ như mụn rộp tới các hậu quả sức khỏe xấu hơn .  

Theo thực tế có thể nói, không có 1 loại thuốc nào , cả Đông hay Tây Y có tác dụng tới tất cả bệnh nhân Gút. Vì vậy người bệnh cần tìm ra loại thuốc phù hợp với cơ địa của mình và nên xác định: bệnh Gút là 1 bệnh mãn tính, không thể dứt điểm hoàn toàn căn bệnh đáng ghét này và phải sử dụng thuốc Gút lâu dài. Nếu tìm được phương thuốc phù hợp, khả năng bệnh tái phát sẽ ít hơn, thời gian tái phát lâu hơn, cơn đau sẽ đỡ đau hơn. Trường hợp khả quan nhất là bệnh rất lâu không tái phát (thậm chí không tái phát – có thể coi là “khỏi”), tuy nhiên nên nhớ “mầm bệnh” vẫn tồn tại và hãy quen với nó, như vậy tinh thần sẽ thoải mái hơn. Kết hợp dùng thuốc và chế độ ăn uống hợp lý, tập luyện đúng cách, tâm lý vui vẻ bạn sẽ tránh xa được căn bệnh này !

Tác hại đầu tiên là những cơn đau được mô tả ” dường như không thể chịu nổi” . Những cơn đau kèm sưng đỏ nóng rát, nổi tiếng với vị trí thường gặp ở ngón chân cái và hay xuất hiện vào thời điểm tối hoặc đêm. Cơn đau sẽ ngày càng nặng hơn nếu không sử dụng thuốc và tất nhiên với sự đau đớn như vậy người bệnh sẽ không thể làm gì cả, dẫn tới mất khả năng lao động làm việc, tâm lý khó chịu do cơn đau hành hạ.

Bệnh Gout lâu ngày không có phương pháp hỗ trợ điều trị thích hợp sẽ dẫn tới nhiều biến chứng khác nhau.Nguyên nhân chủ yếu là do các tinh thể URAT ( axit uric kết tủa) lắng đọng lâu ngày. URAT lắng đọng ở các khớp xương gây tạo thành những u cục gọi là tophy nổi lên ngoài da ảnh hưởng đến thẩm mỹ, các khớp xương viêm nhiễm lâu ngày bị tổn thương và hủy hoại. Tuy nhiên nguy hiểm nhất là khi URAT lắng đọng ở thận gây sỏi thận, nặng hơn nữa là gây suy thận. Theo quan niệm của Đông Y: thận là gốc của cơ thể, thận suy khiến cơ thể ốm yếu, hệ miễn dịch kém, dễ mắc nhiều loại bệnh khác thậm chí dẫn đến tử vong. 

URAT cũng có thể lắng đọng ở thành mạch máu gây xơ vữa chèn ép mạch máu, là tiền đề của các bệnh tim mạch huyết áp.

 

Vẫn còn những thắc mắc khác ?

Vui lòng kết nối trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn cụ thể

Với 1 căn bệnh nan giải mãn tính như bệnh Gout, viêm khớp việc sử dụng thuốc hỗ trợ điều trị sẽ cho tác dụng khác nhau tùy theo cơ địa mỗi người, hiệu quả hay không hoàn toàn nằm ở điều kiện ” hợp thày hợp thuốc”, nói cách khác là ở chữ ” Duyên ” – 1 quan niệm có phần mang tính duy tâm. Việc anh (chị ) tới đây, quan tâm và đọc những nội dung này cũng là 1 cái duyên với nhà thuốc vậy !